Chào mừng đến với Forum Cựu Học sinh lớp A2 trường THPT Chu Văn An - TB!

Chúc bạn có những giây phút vui vẻ tại Forum!

Nếu bạn đã là Thành Viên của Forum xin mời bạn chọn "Đăng nhập" để tham gia gửi bài chia sẻ tại Forum A2cva
Nếu chưa đăng ký làm Thành Viên thì bạn có thể chọn "Đăng ký" để gia nhập vào cộng đồng chia sẻ A2cva.

Thanks!
Admin
Chào mừng đến với Forum Cựu Học sinh lớp A2 trường THPT Chu Văn An - TB!

Chúc bạn có những giây phút vui vẻ tại Forum!

Nếu bạn đã là Thành Viên của Forum xin mời bạn chọn "Đăng nhập" để tham gia gửi bài chia sẻ tại Forum A2cva
Nếu chưa đăng ký làm Thành Viên thì bạn có thể chọn "Đăng ký" để gia nhập vào cộng đồng chia sẻ A2cva.

Thanks!
Admin
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
  • Top posters
 camlinh (619)
 nhockhovltb (485)
 echkonbaby (434)
 phamthanhnga (431)
 bigdumpling (387)
 poohlulu02 (306)
 hoài (182)
 lilkenson (177)
 Strawberry (149)
 Myvampire (132)
619 Số bài - 19%
485 Số bài - 15%
434 Số bài - 13%
431 Số bài - 13%
387 Số bài - 12%
306 Số bài - 9%
182 Số bài - 6%
177 Số bài - 5%
149 Số bài - 5%
132 Số bài - 4%

Share|
Tiêuđề

tài liệu ôn tập kinh tế chính tri

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

 echkonbaby 

Thành viên Cấp cao

echkonbaby

Họ và tên Họ và tên : Nguyễn Thị Huế

Quê quán Quê quán : Vũ Thắng, Kiến Xương, Thái Bình


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 434

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 532

Được yêu thích Được yêu thích : 6


Status : ah ha..idol

Bài gửiTiêu đề: tài liệu ôn tập kinh tế chính tri tài liệu ôn tập kinh tế chính tri Icon_minitime13/8/2011, 7:46 am

Phần1
Câu 1:Trình bày điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa?Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa so với nền kinh tế tự cung tự cấp? Từ đó, đưa ra ý kiến của mình để phát huy mặt tích cực và khắc phục hạn chế của sản xuất hàng hóa?
1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
a) Khái niệm.
 Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trog đó nhg ng sx ra sản phẩm ko phải để tiêu dùng cho chính mình mà để trao đổi, mua bán trên thị trg.
 Các kiểu sx hàng hóa:
o Tự nhiên: hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên.
o Tự cung tự cấp.
o Kt hàng hóa:
 Sx trình độ thấp: cả đầu vào và đầu ra đều đc trao đổi trên thị trg.
 Sx trình độ cao: kt thị trg.
 Sx hàng hóa là 1 phạm trù có tính chất lịch sử.
b) Điều kiện
Sản xuất chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện sau:
 Phân công lao động xã hội (điều kiện cần):
 Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau của nền sản xuất xã hội.
 P/công LĐXH tạo ra sự chuyên môn hóa sx -> năng suất lao động tăng -> có sản phẩm dư thừa -> đem trao đổi
 Do có phân côg LĐXH nên mỗi ng chỉ sx ra 1 hoặc 1 vài sản phẩm nhất định, trog khi nhu cầu đa dạng ->để thỏa mãn nhu cầu buộc họ phải trao đổi sản phẩm.
=>Phân công LĐXH chính là tiền đề, cơ sở của nền sx hàng hóa.
 Tuy nhiên, nếu chỉ có phân công LĐXH ko thôi thì chưa đủ để có sx hàng hóa
 Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sx
Do quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX, về sản phẩm LĐ và nhg tách biệt khác về mặt kt, về lợi ích đã làm cho lđ của ng sx mag t/c là lđ tư nhân -> sản xuất và tái sản xuất của họ tách biết nhau mặt kinh tế -> muốn tiêu dùng sản phẩm phải mua bán, trao đổi.
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa so với nền kinh tế tự cung tự cấp:
 Đặc trưng:
Đặc trưng Kinh tế hàng hóa Kinh tế tự cung tự cấp
1.Trao đổi, mua bán - Áp lực làm việc nhiều hơn->tạo ra sản phẩm dư thừa.
- Có đổi mới KHKT; tay nghề, kỹ năng… - Sx đủ dùng, áp lực lao động không cao.
- Ko đầu tư nhiều, không đổi mới.
2.có phân công lao động cao - Năng suất lđ cao
- Khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên, xh, con ng
- Mở rộng quan hệ đối ngoại với quốc gia khác, khu vực khác...
- Phát huy được tiềm năng -> quy mô được mở rộng và phát triển. - Năng suất lđ thấp.
- Ko khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên.
- Ko mở rộng ngoại giao -> tạo tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
- Ko phát huy được tiềm năng->quy mô bị bó hẹp
3.Sở hữu tư nhân - Cạnh tranh -> tạo sản phẩm tốt hơn
- Chiến lược phát triển (dựa vào quy luật:cạnh tranh, giá trị, lưu thông...)
=> phải nhạy bén,năng động...
- Hạn chế: lợi ích cá nhân >< lợi ích XH.

 So với nền kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế hàng hóa có những ưu thế vượt trội:
 Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: trong nền kinh tế hàng hóa, người sx phải luôn năng động, nhạy bén, không ngừng cải tiến KHKT... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm...-> thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ứng dụng KHCN rộng rãi.
 Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất: hợp tác và phân công lao động pt dẫn tới qua trình tích tụ và tập trung sản xuất mạnh mẽ -> xã hội hóa sản xuất trên phạm vi quốc gia và cả phạm vi quốc tế.
 Đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội
3. Ý kiến bản thân để phát huy mặt tích cực và khắc phục hạn chế của sản xuất hàng hóa:
 Một số biện pháp để phát huy mặt tích cực:
 Người sản xuất cần năng động, nhạy bén; không ngừng tích lũy tri thức.
 Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nói riêng cần quan tâm, đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển, ứng dụng của KHCN vào thực tiễn sx...
 Đưa ra những chiến lược kinh doanh sản xuất (dựa vào các quy luật như:quy luật giá trị, quy luật lưu thông...), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở sản xuất.
 Mở rộng quan hệ, giao lưu, hợp tác...với các nc trong khu vực và trên TG.
 Khác phục hạn chế:

Câu2: Hàng hóa là gì?phân tích các thuộc tính của hàng hóa.Vì sao hàng hóa lại có được thuộc tính đó? Ý nghĩa của việc nghiên cứu
1. Khái niệm
Hàng hóa là sản phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi,mua bán. Hàng hóa là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kt - xh giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Hàng hóa có thể ở dạng hữu hình (lg thực, thực phẩm, sắt thép,…) hoặc ở dạng vô hình (DV vận tải, khám chữa bệnh…)
2. Các thuộc tính của hàng hóa:
a. Giá trị sử dụng
 Là công dụng hay tính có ích của vật phẩm nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định của con người.
 Đặc tính
 Giá trị sd của hàng hóa do đặc tính tự nhiên của vật phẩm quy định
 Giá trị sd của hàng hóa là 1 phạm trù vĩnh viễn, ko phụ thuộc vào hoàn cảnh, đk lịch sử.
 GTSD của hàng hóa phu thuộc vào KHKT và mục đích của ng sd
 GTSD của 1 vật chỉ thể hiện ra khi con ng tiêu dùng nó.
 GTSD cũng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi
b. Giá trị:
 Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về lượng mà GTSD này trao đổi với GTSD khác.
 Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung nhất làm cho chúng có thể so sánh được với nhau trong khi trao đổi, đó là chúng đều là sản phẩm của lao động ,đều có lao động kết tinh trong đó =>tất cả hàng hóa đều có thể trao đổi được với nhau.
 Lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi và tạo thành GT của hàng hóa.
 Như vậy: GT của hàng hóa chính là lđ xh của người sx hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Nó là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sx hàng hóa. Còn GTTĐ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của GT, GT là nội dung, là cơ sở của GTTĐ.
c. Mối liên hệ giữa 2 thuộc tính
Hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất vừa mâu thuẫn vs nhau
 Tính thống nhất thể hiện ở chỗ: 2 thuộc tính cùng tồn tại trong 1 hàng hóa, sự tồn tại của cái này tác động, quyết định sự tồn tại của cái kia.
 Tính mâu thuẫn thể hiện ở chỗ:
 Thứ nhất, vs tư cách là gtrị, các hàng hóa đồng nhất về chất, đều là kết tinh của lđ. Nhưng vs tư cách là giá trị sd, các hàng hóa lại ko đồng nhất về chất.
 Thứ hai, ng sx làm ra hàng hóa, tạo ra giá trị sd nhg mục đích của họ là giá trị chứ ko phải là giá trị sd. Trong khi đó, ng mua thì ngc lại, họ chỉ chú ý tới giá trị sd.
3. Hàng hóa có được hai thuộc tính đó là do:
Lđ của ng sx hàng hóa có t/c 2 mặt: lđ cụ thể và lđ trừu tượng
 Lđ cụ thể là lđ có ích dưới 1 hình thức cị thể của nhg nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Lđ cụ thể tạo ra giá trị sd cho hàng hóa.
 Lđ trừu tượng làlđ của ng sx hàng hóa đã gạt bỏ đi nhg hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về cái chung nhất. Đó là sự tiêu phí sức lđ, năng lượng cơ bắp và thần kinh của con ng. Lđ trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
 Giá trị của hàng hoá là bất biến vì nó tuỳ thuộc vào bản chất của hàng hoá đó, còn giá trị sử dụng thì tuỳ thuộc vào mục đích mà hàng hoá đó được đưa vào nhu cầu thực tế. Nghiên cứu nó sẽ giúp bạn có được tư duy nhìn rõ được vấn đề một cách toàn diện, không bị những yếu tố bên ngoài (giá cả) "qua mắt". Nó giúp bạn có khả năng lý giải nhiều vấn đề trong thực tế cuộc sống sinh động một cách khách quan và khoa học.
 Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thuộc tính của hàng hóa giúp cho nhà sản xuất tiếp cận được với thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đưa ra thị trường những hàng hóa người tiêu dùng cần chứ không phải đưa ra thị trường cài mà mình có.


Câu 3: Trình bày lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?

1. Lượng giá trị của hàng hóa
 Là lượng hao phí lđ của ng sx kết tinh trog hàng hóa.
 Lượng giá trị hàng hóa do lượng lđ tiêu hao để sx ra hàng hóa quyết định.
 Lượng giá trị của hàng hóa đc tính bằng thời gian lđ xh cần thiết đẻ sx ra hàng hóa.
 Thời gian lđ xh cần thiết là thời gian lđ đòi hỏi đẻ sx ra 1 giá trị sd nào đó, trog nhg đk sx bình thường của xh, vs 1 trình độ thành thạo TB và 1 cường độ lđ TB trog xh đó.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
a. Sức sản xuất của lao động:
 Sức sx của lđ được quy định bởi nhiều nhân tố như: trình đọ khéo léo của người lao động,mức độ phát triển của khoa học và trình độ ứng dụng của KHCN vào quá trình sản xuất, quy mô, hiệu quả của TLSX và các điều kiện tự nhiên...
 Nếu sức sx của lđ xã hội càng thấp thì lượng giá trị hàng hóa càng cao và ngược lại .
 Sức sản xuất của lđ tăng lên -> năng suất lđ tăng -> thời gian lđ cần thiết để sx ra 1 đơn vị hàng hóa giảm xuống -> lượng giá trị của hàng hóa giảm và ngược lại.
b. Cường độ lao động:
 Cường độ lđ nói lên mức độ khẩn trương của lao động trong 1 thời gian nhất định.
 Khi cường độ lđ tăng lên -> số lượng hàng hóa sx ra tăn lên -> hao phí lđ trừu tượng cũng đồng thời tăng lên -> lượng giá trị của 1 đơn vị sp ko giảm.
c. Mức độ phức tạp của lao động
 Lao động gồm có lao động giản đơn và lao động phức tạp.
 Lđ giản đơn là lđ của bất kỳ 1 ng sức khỏe bt, ko có trình độ chuyên môn và không qua đào tạo cũng có thể thực hiện đc.
 Lđ phức tạp là lđ đòi hỏi phỉa đc qua huấn luyện, đào tạo.
 Trong cùng 1 đơn vị thời gian lđ như nhau, lđ phức tạp tạo ra đc nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.
 Lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lđ để làm ra hàng hóa đó. Lượng giá trị của hàng hóa cũng còn phải tính đến mức độ phức tạp của lao động sx ra loại hàng hóa đó.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
-




Câu4: Phân tích quá trình hình thành tiền tệ? Bản chất của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?
1. Quá trình trình hình thành tiền tệ
Trong lịch sử pt của trao đổi hàng hóa, hình thái của giá trị cũng pt từ thấp đến cao, từ hình thái giản đơn, ngẫu nhiên đến hình thái mở rộng, hình thái chung và hình thái tiền tệ.
a) Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
 Hình thái này là “mầm mống đầu tiên của trao đổi, khi mà các sản phẩm chỉ biến thành hàng hóa trong nhg hành vi trao đổi đơn nhất và ngẫu nhiên”.
 Quan hệ trao đổi mag tính ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi ngẫu nhiên hình thành.
 Vật ngang giá: giá trị sd của nó biểu hiện giá trị của hàng hóa khác.
 Hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên là mầm mống phôi thai của hình thái tiền tệ và hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ.
b) Hình thái đầy đủ hay mở rộng
 Hình thái này xuất hiện khi một sản phẩm lao động nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa khác nhau một cách đều đặn và thường xuyên hơn.
 Trao đổi vẫn mang tính chất là trao đổi trực tiếp, tỉ lệ trao đổi cũng chưa được cố định.
 Số lượng vật ngang giá phong phú hơn, đầy đủ hơn.
c) Hình thái giá trị chung
 Đây là hình thái mà tất cả các hàng hóa đều biểu hiện giá trị ở 1 hàng hóa có vai trò làm vật ngang giá chung.
 Các hàng hóa đều đc đổi lấy vật ngang giá chug trc, sau đó mới mag đổi lấy hàng hóa cần dùng.
 Vật ngang giá chung đã trở thành môi giới, thành phg tiện trog trao đổi hàng hóa nhg vẫn chưa đc cố địh giữa các địa phg.
d) Hình thái tiền tệ
 Đây là hình thái khi mà vật ngang giá chung được cố định ở 1 hàng hóa độc tôn và phổ biến.
 Giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở 1 hàng hóa đóng vai trò tiền tệ.
 Tiền tệ xuất hiện khi hình thái trao đổi của ng sx hàng hóa ngày càng pt. Tiền tệ là giai đoạn cao nhất của các hình thái giá trị.
2. Bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả hàng hóa, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
3. Quy luật lưu thông tiền tệ
 Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
 Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được tính theo công thức:
M=(P*Q)/V

Trong đó:
M: là lượng tiền cần thiết cho lưu thông
P: là mức giá cả
Q:là khối lượng hàng hóa và dịch vụ đem ra lưu thông
V: là số vòng quay của đòng tiền cùng loại

 Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện thanh toán thí số lượng tiền cần thiết cho lưu thông sẽ được xác định như sau:
M= (A-B+C+D) / V

Trong đó:
M: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông
A: Tổng giá cả hàng hóa đem lưu thông
B: Tổng giá cả hàng hóa bán chịu
C: Tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau
D: Tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kì thanh toán
V: Số vòng quay của đồng tiền cùng loại
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
 Việc nghiên cứu tiền tệ cho ta thấy được bản chất và nguồn gốc của tiền tệ. Bản chất của tiền tệ được thể hiện ở các chức năng:
 Thước đo giá trị
 Phương tiện lưu thông
 Phương tiện cất giữ
 Phương tiện thanh toán
 Tiền tệ thế giới
 Ngoài ra việc nghiên cứu tiền tệ con giúp nhân biết các dấu hiệu của hiện tượng khủng hoảng tiền tệ như lạm phát và giảm phát đồng thời có biện pháp điều tiết giá trị tiền tệ.


Câu 5:Trình bày nội dung, yêu cầu, tác dụng của quy luật giá trị? Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị?
1. Nội dung của quy luật giá trị
• Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất, trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
• Nội dung quy luật: sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết.
2. Yêu cầu
• Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất hàng hóa nếu muốn bán được hàng, bù đắp được chi phí và có lãi thì phải điều chỉnh sao cho hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức hao phí lao động xã hội cần thiết.
• Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu mọi người phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải tuân theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giả trị hàng hóa và trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thị trường thông qua: cạnh tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tiền. Và chính sự tác động của các nhân tố trên làm cho giá trị và giá cả không bao giờ trùng nhau, chỉ có trên phạm vi toàn xã hội và trong 1 khoảng thời gian nhất định thì tổng giá cả bằng tổng giá trị.
3. Tác dụng của quy luật giá trị
a. Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
o Quy luật giá trị điều tiết sản xuất thể hiện qua việc điều hòa, phân bố lại các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
• Khi cung nhỏ hơn cầu, sản phẩm làm ra không đủ dáp ứng nhu cầu xã hội, giá cả cao hơn giá trị, do đó có lãi nhiều nên người sản xuất sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và nhiều người sản xuất hàng hóa khác nay cũng chuyển sang sản xuất mặt hành này.
• Khi cung lớn hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều so với nhu cầu xã hội, giá cả thấp hơn giá trị, hành hóa không bán được dẫn đến thua lỗ nên người sản xuất buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác nếu không muốn bị phá sản.
o Quy luật giá trị còn điều tiết cả lưu thông thông qua sự biến động của giá cả. Hàng hóa được đưa từ nơi giá thấp đến nơi giá cao nhờ thế mà tạo ra được sự cân đối tạm thời giữa cung và cầu.
b. Thứ hai, kích thích cải tiến kĩ thuật, phát triển lực lượng sản xuất.
Trong nền sản xuất hàng hóa, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì ở thế có lợi và sẽ thu được lãi cao, ngược lại, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ bất lợi. Do vậy, muốn thắng trong cạnh tranh và tránh nguy cơ phá sản thì họ phải tìm mọi cách để cải tiến kĩ thuật, nâng cao trình độ quản lí, hợp lý hóa sản xuất, thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất lao động và hạ chi phí sản xuất.
c. Thứ ba, phân hóa người sản xuất.

o Những người sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ thu được nhiều lãi và trở nên giàu có.
o Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản và trở thành những người nghèo, phải đi làm thuê.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị
Quy luật giá trị vừa có những tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Do đó, muốn vận dụng quy luật giá trị nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa cần phải có những biện pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.

Câu6: Anh (chị) hãy trình bày quá trình chuyển hóa của tiền thành tư bản.

1. Công thức chung của TB
 Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền vận động theo công thức: H-T-H’ (1)
 Trong lưu thông hàng hóa TBCN, tiền vận động theo công thức: T-H-T’ (2)
 So sánh 2 công thức (1) và (2):
(1) (2)
Giống - Hai hành vi: mua và bán
- Hai yếu tố vật chất: tiền và hàng
- Hai chủ thể: ng mua và ng bán
Khác Mục đích Bán trc, mua sau ->giá trị sd Mua trc, bán trc -> giá trị
Sự vận động Tiền đóng vai trò trung gian - Tiền thu về đc quy định bởi lg tiền chi ra
- Hàng hóa là trung gian
Điểm mở đầu và kết thúc là hàng hóa, giá trị ko tăng lên Điểm mở đầu và kết thúc là tiền, giá trị tăng lên
Hàng hóa thực hiện chức năng của tiền tệ Tiền là TB

 TB chính là giá trị mag lại giá trị thặng dư, là mối quan hệ sx xh.
2. Mâu thuẫn công thức chung của TB
 Trong lưu thông:
 Trao đổi ngang giá: ko có giá trị tăng thêm
 Trao đổi ko ngang giá: lợi khi là ng bán, thiệt khi là ng mua và ngc lại
 Mua rẻ, bán đắt: có lợi cho 1 số ng nhưng ko làm cho tổng giá trị trên toàn xh tăng lên
 Lưu thông ko tạo ra giá trị và giá trị thặng dư
 Nhưng nếu ko ném tiền vào lưu thông thì cũng ko tạo ra giá trị
 Mâu thuẫn công thức chung của TB: TB ko sinh ra trog lưu thông cũng ko nằm ngoài lưu thông.
3. Khi nghiên cứu công thức chung của TB, C.Mác nhận thấy trog số hàng hóa đầu vào của quá trình sx, có 1 loại hàng hóa đặc biệt, đó là hàng hóa sức lđ.
 Hàng hóa sức lđ có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sd. Trong đó, giá trị sd của hàng hóa sức lđ đc thể hiện ra trog quá trình tiêu dùng nó. Nhưng quá trình sd hàng hóa sức lđ lại là quá trình tạo ra 1 giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần giá trị mới lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư.
 Giá trị sd của hàng hóa sức lđ chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của TB: giá trị ko sinh ra trog lưu thông vì nó đc sinh ra trog quá trình sx; nhưng nó cũng ko nằm ngoài lưu thông vì nhờ có lưu thông, nhà TB mới mua đc các yếu tố cho quá trình sx (TLSX và SLĐ).
Kết luận: Tiền chỉ trở thành TB khi có đủ 2 đk:
 Tiền phải đủ lớn để mua TLSX và SLĐ
 Tiền phải đc ném vào lưu thông


Câu7:Trình bày điều kiện để SLĐ trở thành hàng hóa? Tại sao hàng hóa SLĐ được coi là hàng hóa đặc biệt? Anh (chị) hãy nêu ý kiến của mình để sử dụng hiệu quả hàng hóa SLĐ trong phát triển nền kinh tế.
1. Điều kiện để SLĐ trở thành hàng hóa
 SLĐ hay năng lực lđ là toàn bộ nhg năng lực thể chất và tinh thần đag tồn tại trog 1 cơ thể, trog 1 con ng đag sống và đc ng đó đem ra vận dụng mỗi khi sx ra 1 giá trị sd nào đó.
 SLĐ chỉ trở thành hàng hóa khi có các đk sau:
 Ng lđ phải đc tự do về thân thể, toàn quyền chi phối SLĐ của mình, kể cả đem bán nó như 1 hàng hóa.
 Ng lđ ko có TLSX (ko có khả năng bán nhg sản phẩm mà SLĐ của họ đã đc vật hóa)
2. Hàng hóa slđ đc coi là hàng hóa đặc biệt vì:
So vs nhg hàng hóa khác, hàng hóa slđ vừa có điểm giống vừa có điểm khác
 Giống: đều là hàng hóa và có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sd
 Về giá trị: đều do thời gian lđ xh cần thiết để sx và tái sx ra quyết định
 Về giá trị sd: đều có công dụng để thỏa mãn nhu cầu của ng mua và đều đc thể hiện ra trog quá trình tiêu dùng
 Khác: so vs các hàng hóa thông thg thì hàng hóa slđ có nhg nét đặc thù
 Về giá trị:
 Hàng hóa slđ ko đc đo lường 1 cách trực tiếp mà đc đo lường 1 cách gián tiếp thông qua giá trị nhg tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của ng lđ.
 Giá trị của slđ bao gồm:
 Giá trị của nhg tư liệu sinh hoạt để duy trì và bảo đảm cuộc sống của bản thân ng lđ
 Giá trị nhg tư liệu sinh hoạt cho nhg ng sẽ thay thế họ.
 Chi phí đào tạo
 Giá trị của hàng hóa slđ bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử
 Về giá trị sd:
 Quá trính sd hàng hóa slđ là quá trình lđ sx ra 1 loại hàng hóa nào đó, đồng thời lại là quá trình tạo ra 1 giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó là giá trị thặng dư.
 Giá trị sd của hàng hóa slđ chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của TB.
3. Ý kiến để sd hiệu quả slđ trog pt kt


Câu 8 : Trình bày quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư và bản chất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản ?
1. Đặc điểm của quá trình sx TBCN
 Mục đích của sx TBCN ko phải là giá trị sd mà là giá trị; ko phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư.
 Quá trình sx TBCN là sự thống nhất giữa quá trình sx ra giá trị sd và quá trình sx ra giá trị thặng dư.
 Đặc điểm:
 Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà TB
 Sản phẩm do lđ của công nhân làm ra ko thuộc về công nhân mà thuộc sở hữu của nhà TB
2. ¬Quá trình sản suất ra giá trị thặng dư.
Trong quá trình sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng những TLSX và chuyển giá trị của chúng vào hàng hóa, và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư.
Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta xét ví dụ sau :
 Giả sử nhà tư bản :
 Mua máy móc, thiết bị: 12 USD
 Mua slđ theo đúng giá trị là 4 USD/ngày (ngày lao động = 8 giờ)
 Cứ mỗi giờ lao động của công nhân tạo ra 1 giá trị mới là 1 USD.
 Nếu sx trog 4h:
 Hao mòn máy móc: 12 USD
 Giá trị slđ làm ra: 4 USD
-> 16 usd
Nhưng nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong 1 ngày (8 giờ) chứ ko phải 4 giờ.
 Trong 4 giờ lao động tiếp theo: nhà TB ko phải trả công cho công nhân nữa
 Hao mòn máy móc, nguyên liệu: 12 USD
 Giá trị mới tạo ra: 4 usd
 Tổng số TB ứng ra trog quá trình sx (8h) là:
 Mua TLSX: 24 usd
 Mua slđ: 4 usd
-> tổng chi phí: 28 usd
 Số sản phẩm sx ra trog 8h:
 Giá trị tlsx chuyển vào: 24 usd
 Giá trị mới tạo ra: 8 usd
-> 32 usd
=> nhà tư bản thu được số giá trị thặng dư là 32 - 28= 4 USD.
3. Bản chất của giá trị thặng dư trong CNTB :
Bản chất của giá trị thặng dư (m) là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà TB chiếm không.

Câu 9:So sánh các pp sản xuất ra giá trị thặng dư? Vai trò của giá trị thặng dư siêu ngạch trong nền kinh tế thị trường.
1. So sánh các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư:
 Giống: đều là phương pháp sx ra giá trị thặng dư - giá trị được dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra, đã bị nhà tư bản chiếm không.
 Khác:
 Phương pháp sản suất giá trị thặng dư tuyệt đối được thực hiện bằng cách kéo dài ngày lao động nhờ đó kéo dài thời gian lao động, trog đk năng suất lđ, thời gian lđ tất yếu và giá trị slđ ko thay đổi -> tăng cg độ lđ.
 Phương pháp sx giá trị thặng dư tương đối đc thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết trog đk độ dài ngày lđ ko đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư -> tăng NSLĐ xh
2. Vai trò của giá trị thặng dư siêu ngạch trong nền kinh tế thị trường:
 GTTD siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu đc do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt cảu hàng hóa thấp hơn giá trị thị trg của hàng hóa đó.
 GTTD siêu ngạch là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nhà sx, kinh doanh cải tiến kỹ thuật, tổ chức sx để tăng NSLĐ, làm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa. => các công ty đi đầu đổi mới sẽ có đc lãi (lấy từ nhg công ty đi sau bị lỗ)


Câu 10: Nêu thực chất và động cơ của tích lũy TB? Hãy đưa ra ý kiến của mình để tăng quy mô tích lũy TB?
1. Thực chất và động cơ của tích lũy TB
Tích lũy TB là sự chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư trở lại thành TB, hay là quá trình Tb hóa giá trị thặng dư.
Nguồn gốc duy nhất của TB tích lũy là giá trị thặng dư
Quá trình tích lũy làm cho quyền sở hữu trog nền kt hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt TBCN.
Động cơ của tích lũy TBCN là sx ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà TB
2. Những nhân tố làm tăng quy mô tích lũy TB

3. Ý kiến để tăng quy mô tích lũy TB
Câu 11 trình bày quy luật chung của tích lũy tư bản ? Hãy đưa ý kiến của mình để phát huy mặt tích cực và khắc phục hạn chế của quy luật chung của tích lũy tư bản
Quy luật chung tích lũy tư bản:
1. Quá trình tích lũy tư bản là quá tình cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng
- Cấu tạo kĩ thuật của tư bản : là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu SX đó trong quá trình SX.
- Cấu tạo giá trị tư bản : là tỷ lệ giữa số lượng tư bản bất biến và số lượng tư bản khả biến cần thiết trong quá trình SX
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v) là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự thay đổi cấu tạo kỹ thuật . Cấu tạo của tư bản tăng lên là quy luật tích lũy tư bản.
2 Tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ tư bản là sự tăng quy mô tư bản cá biệt nhờ tư bản hóa giá trị thặng dư; tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy
Tập trung tư bản là sự tăng quy mô tư bản cá biệt nhờ hợp nhất những tư bản có sẵn trong XH
3 Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sản
Quá trình tích lũy tư bản dẫn đến tích lũy của cải , sự giàu có về phía giai cấp tư sản, tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp vô sản . Bần cùng hóa giai cấp vô sản biểu hiện dưới hai hình thái : bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối
Phát huy mặt tích cực của tích lũy tư bản :

Câu 11: Trình bày quy luật chung của tích lũy tư bản ? Hãy đưa ý kiến của mình để phát huy mặt tích cực và khắc phục hạn chế của quy luật chung của tích lũy tư bản.
Trả lời:
Quy luật chung tích lũy tư bản:
2. Quá trình tích lũy tư bản là quá tình cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng
- Cấu tạo kĩ thuật của tư bản : là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu SX đó trong quá trình SX.
- Cấu tạo giá trị tư bản : là tỷ lệ giữa số lượng tư bản bất biến và số lượng tư bản khả biến cần thiết trong quá trình SX
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v) là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự thay đổi cấu tạo kỹ thuật . Cấu tạo của tư bản tăng lên là quy luật tích lũy tư bản.
2 Tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ tư bản là sự tăng quy mô tư bản cá biệt nhờ tư bản hóa giá trị thặng dư; tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy
Tập trung tư bản là sự tăng quy mô tư bản cá biệt nhờ hợp nhất những tư bản có sẵn trong XH
3 Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sản
Quá trình tích lũy tư bản dẫn đến tích lũy của cải , sự giàu có về phía giai cấp tư sản, tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp vô sản . Bần cùng hóa giai cấp vô sản biểu hiện dưới hai hình thái : bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối
Phát huy mặt tích cực của tích lũy tư bản :


Câu 12:Trình bày cơ sở,khái niệm và ý nghĩa của việc phân chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến?
Trả lời:
- Cơ sở căn cứ vào quá trình tạo ra giá trị
- Khái niệm:
+TB bất biến: là bộ phận tư bản ứng ra để mua tư liệu sản xuất, giá trị của nó không thay đổi trong quá trình sản xuất nhờ lao động cụ thể của người công nhân mà được bảo toàn,di chuyển vào sản phẩm mới.
+TB khả biến: là bộ phận TB ứng ra để mua sức lao động, thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng về lượng giá trị trong quá trình sản xuất, tức biến đổi về lượng.
- Ý nghĩa:
+ Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê của công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Hiện nay, giai cấp tư sản sử dụng máy móc hiện đại tự động hóa quá trình sản xuất đối với một số sản phẩm. Trong điều kiện sản xuất như vậy, tư bản bất biến có vai trò quan trọng quyết định việc tăng năng suất lao động, nhưng cũng không thể coi đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Suy đến cùng, bộ phận tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức sức lao động (chân tay và trí óc) mới là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa. TB bất biến không phải là nguồn gốc của giá trị thặng dư nhưng cũng là điều kiện cần thiết không thể thiếu.

Câu 13:Tư bản xã hội là gì? Hãy nêu các điều kiện để thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng và ý nghĩa của nó?
Trả lời:
1) Tư bản xã hội là tổng số các tư bản cá biệt của xã hội vận động đan xen nhau, tác động lẫn nhau, tạo tiền đề cho sự vận động và phát triển của nhau, chứ không phải là một phép cộng giản đơn của các tư bản cá biệt.
2) Các điều kiện để thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
a. Khái niệm
Tái sản xuất tư bản xã hội là sự lặp lại không ngừng của sản xuất tư bản xã hội, là tái sản xuất của tất cả các tư bản cá biệt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đan xen vào nhau.
Tái sản xuất tư bản xã hội bao gồm:
o Tái sản xuất giản đơn là tái sản xuất với quy mô như cũ.
o Tái sản xuất mở rộng là tái sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn.
• Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng: mở rộng quy mô nhờ mua thêm máy móc, thuê thêm công nhân -> tăng thêm về số lượng nhưng năng suất lao động không đổi.
• Tái sản xuất theo chiều sâu: làm thay đổi khoa học công nghệ, tay nghề của công nhân để tăng năng suất lao động.
b. Khi phân tích tái sản xuất tư bản xã hội, C.Mác đưa ra các giả định:
o Trong toàn bộ xã hội, nền sản xuất chia thành hai khu vực: Khu vực I: sản xuất tư liệu sản xuất và Khu vực II: sản xuất tư liệu tiêu dung.
o Trong sản xuất chỉ có hai giai cấp: tư sản và vô sản.
o Toàn bộ tư bản cố định đều chuyển hết giá trị vào sản phẩm trong 1 năm.
o Cấu tạo hữu cơ của tư bản không thay đổi.
o Hàng hóa được mua và bán đúng giá trị.
o Không xét đến ngoại thương.
c. Điều kiện để thực hiện tái sản xuất giản đơn
o Điều kiện 1: I (v+m) = II (c)
Cầu về TLSX của và khu vực II phải bằng cung của khu vực I về những TLSX mới tạo ra. Và cầu về TLTD ở khu vực I bằng cung về TLTD của khu vực II sau khi đã bù đắp đủ nhu cầu tiêu dùng trong khu vực II => phản ánh quan hệ cung - cầu về TLSX của hai khu vực.
o Điều kiện 2: I (c+v+m) = I (c) + II (c)
Tổng cung về TLSX của khu vực I phải bằng tổng cầu về TLSX của cả hai khu vực.
o Điều kiện 3: II (c+v+m) = I (v+m) + II (v+m)
Tổng cung về tư liệu tiêu dùng của xã hội bằng tồng cầu về TLTD của cả hai khu vực.
d. Điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng
Gọi m2 là bộ phận giá trị thặng dư dùng để tiêu dùng, c1 là bộ phận tư bản bất biến phụ thêm, v1 là bộ phận tư bản khả biến phụ thêm.
o Điều kiện 1: I (v+v1+m1) = II (c+c1)
Tổng toàn bộ TLSX mà khu vực I sản xuất ra sau khi đã bù đắp phần TLSX để khu vực I tái sản xuất mở rộng bằng cầu về TLSX để khu vực II tái sản xuất mở rộng.
o Điều kiện 2: I (c+v+m) = I (c+c1) + II (c+c1)
Tổng cung về TLSX của khu vực I sản xuất ra bằng tổng cầu về TLSX của cả hai khu vực để tái sản xuất mở rộng.
o Điều kiện 3: II (c+v+m) = I (v+v1+m2) + II (v+v1+m2)
Tổng cung về TLTD mà khu vực II sản xuất ra bằng tổng cầu về TLTD của cả hai khu vực để tái sản xuất mở rộng.
3) Ý nghĩa thực tiễn
o Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội là cơ sở cho mỗi quốc gia hoạch định chiến lược, chính sách phát triển phù hợp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
o Là nước có xuất phát điểm thấp về kinh tế, VN lại có lợi thế sản xuất trong khu vực II – sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng. Vì vậy, cần ưu tiên sản xuất các sản phẩm thuộc khu vực II và trao đổi với sản phẩm ở khu vực I của các nước phát triển.
o Trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển khu vực II, phải từng bước đầu tư phát triển khu vực I để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế

Câu 14 : Khái niệm lợi nhuận ? so sánh lợi nhuận vs giá trị thặng dư ? tỷ suất lợi nhuận vs tỷ suất giá trị thặng dư.
Trả lời:
Khái niệm lợi nhuận : vì chi phí sản xuất luôn nhỏ hơn giá trị hàng hóa nên sau khi bán hàng hóa theo đúng giá trị , nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí mà còn thu được một số tiền lãi gọi là lợi nhuận kí hiệu là p.

So sánh giá trị thặng dư và lợi nhuận
-Về bản chất : lợi nhuận và giá trị thặng dư là một đều do SLĐ của con người làm ra biểu hiện ra bên ngoài trong lưu thông và hình thức biểu trưng của m
-Về lượng : trong từng TH cá biệt , lượng lợi nhuận thường ko thông nhất vs giá trị thặng dư
Cung > cầu : P < m
Cung < cầu : m > P
Cung = cầu : m = P
=>

So sánh tỷ suất lợi nhuận vs tỷ suất giá trị thặng dư :
Khi giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuận chuyển thành tỷ suất giá trị thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư :

Phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản.
Tỷ suất lợi nhuận :

Phản ánh mức doanh lợi mà nhà tư bản có được khi đầu tư 1 đồng vốn.
Xét về lượng thì tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư.


Câu 15: Trình bày quá trình hình thành lợi nhuận bình quân và sự chuyển hóa giá trị hàng hóa thành giá trị sản xuất.
Trả lời:

Lợi nhuận bình quân là: lượng lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào những ngành sản xuất khác nhau

Quá trình hình thành lợi nhuận bình quân là:

Trong nền sản xuất TBCN, có hai hình thức cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá, nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Cạnh tranh trong nội bộ ngành được thực hiện thông qua các biện pháp cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, cải tiến mẫu mã, … làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá do xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành giá trị xã hội của hàng hoá.
- Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản, kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
Trong xã hội, có nhiều ngành sản xuất khác nhau với các điều kiện sản xuất không giống nhau, do đó, lợi nhuận thu được và tỉ suất lợi nhuận không giống nhau, mà mục đích của các nhà tư bản là lợi nhuận cao nên các nhà tư bản phải chọn ngành nào có tỉ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.

Sự chuyển hóa giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất là:
Khi hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả SX. Giá cả SX là giá cả bằng chi phí SX cộng lại với lợi nhuận bình quân.
Giá cả SX = K + p
Giá trị là cơ sở của giá cả SX. Giá cả SX là cơ sở của giá cả thị trường, giá cả SX điều tiết giá cả thị trường, giá cả thị trường xoay quanh giá cả SX. Khi giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cả SX thì quy luật giá trị có hình thức biểu hiện là quy luật giá cả SX




Câu 16:Nêu vai trò của tư bản thương nghiệp trong quá trình tái sản xuất tư bản xã hội?nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản?
Trả lời:

Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa
-Vai trò của tư bản thương nghiệp:
+lượng tư bản ứng vào lưu thông va chi phí lưu thong nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhiệm chức năng này
+ người sản xuất có thể tập trung chăm lo việc sản xuất,giảm dự trữ sản xuất,nâng cao hiệu quả kinh tế,tăng giá trị thặng dư
+tăng nhanh chu chuyển tư bản,từ đó tăng tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm
- nguồn gốc:lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp,để tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa.lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư.nguồn gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân
- bản chất:tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó,để rồi tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị,thu về lợi nhuận thương nghiệp
- việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỉ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng với giá cả sản xuất công nghiệp
o
o




Câu 17: Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa? Phân tích các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa?
Trả lời:
Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận siêu ngạch do công nhân nông nghiệp sáng tạo ra mà nhà tư bản thuê đất phải nộp cho người sở hữu ruộng đất
Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
 Địa tô chênh lệch là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi (đất màu mỡ hơn , gần thị trường hơn, được đầu tư nhiều hơn).Nó chính là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất xã hội của nông phẩm trên ruộng đất có điều kiện sản xuất xấu nhất với giá cả sản xuất cá biệt của nông phẩm trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi. Địa tô chênh lệch có 2 loại
o Địa tô chênh lệch I(R1) là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiên tự nhiên thuận lợi như đất tốt hoặc trung bình , vị trí gần thị trường tiêu thụ
o Địa tô chênh lệch II là địa tô thu được do đầu tư thâm canh
 Địa tô tuyệt đối là địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất không kể đến điều kiện tự nhiên của ruộng đất
Vi dụ :có 2 tư bản trong nông nghiệp và trong công nghiệp có cấu tạo hữu cơ như sau: Trong công nghiệp: 80c + 20v + 20m = 120 Trong nông nghiệp: 60c + 40v + 40m = 140 Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với công nghiệp là 20. Số chênh lệch này là chuyển thành địa tô tuyệt đối.

Câu18: Phân tích nguyên nhân hình thành nên chủ nghĩa Tư bản độc quyền? Trình bày mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh.
Trả lời:
*)Phân tích nguyên nhân hình thành chủ nghĩa TB độc quyền:
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất, dưới t/động của tiến bộ KHKT -> đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất; hình thành nên các xí nghiệp TB quy mô lớn.
- Thành tựu KH-KT: máy móc mới ra đời:máy phát điện, máy tiện; các phương tiện vận tải mới:tàu thủy, xe điện...->xuất hiện những ngành sản xuất mới-> đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn.
- Các quy luật kinh tế của CNTB như: quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy...hoạt động và phát huy mạnh mẽ ->thay đổi cơ cấu kinh tế của XHTB theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn.
- Cạnh tranh khốc liệt -> một mặt làm cho tư bản nhỏ bị tư bản lớn thôn tính; mặt khác dẫn đến sự liên kết giữa các tư bản nhỏ -> hình thành các xí nghiệp tư bản quy mô lớn.
- khủng hoảng kinh tế và sự phát triển của hệ thống tín dụng ->đẩy nhanh quá trình tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp TB quy mô lớn

*)Mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh:

Tự do ---phủ định lần1độc ---phủ định lần2cạnh tranh khốc
cạnh tranh quyền liệt hơn.
(cạnh tranh với
quy mô nhỏ)


Dẫn đến: +cạnh tranh giữa các công ty độc quyền
+hình thành các công ty vừa và nhỏ  cạnh tranh;
+ cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền.
+ cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền.

Câu 19:Phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quền?Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản độc quyền?

Trả lời :
Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
 tập chung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Các tư bản khác nhau tập chung lại để tạo thành 1 tư bản lớn hơn
Độc quyền kiểu liên kết ngang:
-Cácten: hình thức độc quyền thấp nhất,họ chỉ thoả thuận với nhau về quy mô sản xuất,giá mua bán,thị trường tiêu thụ,kỳ hạn thanh toán…liên kết lỏng lẻo dẫn đến cácten dễ tan vỡ
-Xanhdica: là hình thức độc quyền cao hơn, các xí nghiệp thành viên chỉ độc lập về sản xuất,còn lưu thông do một ban quản trị chung đảm nhận nhằm khống chế giá mua, giá bán.
-tờrớt: là hình thức độc quyền hoàn toàn,với đặc trưng các xí nghiệp thành viên không còn độc lập nữa, tất cả các khâu từ sản xuất,lưu thông, tài chính đều do một ban quản trị đảm nhận.
Ngoài ra:Côngxoócxiom: là hình thức độc quyền cao nhất- độc quyền của độc quyền,ngoài những tư bản lớn còn có cả các xanhđica và các tờrớt thuộc các ngành khác có liên quan vè kinh tế và kỹ thuật.
Conxơn : là hình thức độc quyền với đặc trưng tạo thế lực tài chính mạnh để phát triển kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, phương pháp quản lý hiện đại.Conxơn thường thành lập dạng “công ty mẹ” và các “ công ty con”.
Cônglơmmơrết: là hình thức độc quyền với đặc trưng là huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán và hoạt động của nó chủ yếu nhằm mỏ rộng phạm vi kiểm soát tài chính.Do đó, nó có mối quan hệ rất chặt chẽ với ngân hàng
 tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
Quá trình xâm nhập lẫn nhau giữa tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền công nghiệp làm hình thành loại tư bản mới,khống chế cả hai lĩnh vực sản xuất và ngân hàng gọi là tư bản tài chính.
Vai trò của tư bản tài chính:
-khống chế đời sống kinh tế thông qua chế độ “tham dự”,chế độ “uỷ nhiệm”,lập công ty mới, phát hành trái phiếu, đầu cơ chứng khoán đất đai…
-khống chế đời sống chính trị: chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước thành các công cụ của tư bản độc quyền.
đầu sỏ tài chính: là nhóm người, tổ chức những nhà tư bản giàu có nhất,có thế lực nhất chi phối toàn bộ đời sống chính tri và toàn bộ tư bản.
 xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá tri(đưa tư bản ra nước ngoài),nhằm không ngừng sản xuất và chiếm đoạt giá trị thặng dư cùng các khoản lợi nhuận khác ở nước nhập khẩu.
Có 2 hình thức xuất khẩu tư bản:
-Đầu tư trực tiếp(FDI): đưa tư bản ra nước ngoài trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận,tức là đầu tư vốn gồm cả TLSX va sức lao động
-Dầu tư gián tiếp(FPI):cho vay hoặc mua cổ phần thu lợi tức
 sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Sự gia tăng về quy mô và phạm vi xuất khẩu tư bản tất yếu dẫn đến sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tổ chức độc quyền các nước.Quá trình cạnh tranh dẫn đến xu hướng thoả hiệp,liên kết phân chia để củng cố địa vị độc quyền trong những lĩnh vực và thị trường nhất định.
 sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường đế quốc
Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế, đòi hỏi phải đảm bảo bằng việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới và những xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay.

Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản độc quyền:
-Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị: trong giai đoạn độc quyền,do cơ sở kinh tế là kinh tế độc quyền nên quy luật giá trị biểu hiện ở quy luật giá cả độc quyền.giá cả độc quyền thấp khi mua và giá cả độc quyền cao khi bán.Về thực chất, giá cả độc quyền không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị.Về cá biệt, các tổ chức độc quyền chiếm đoạt giá trị và giá trị thặng dư của người khác;còn trên toàn xã hội thì tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị.
-Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư: trong chủ nghĩa tư bản quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lọi nhuận độc quyền cao.nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp không độc quyền;một phần giá trị thăng dư của các nhà tư bản nhỏ bị mất do bị chèn ép do cạnh tranh;và lao động thặng dư của những người sản xuất nhỏ khác…

CÂU 20: trình bày nguyên nhân ra đời , bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ?
TRẢ LỜI :
• nguyên nhân ra đời :
lực lượng sản xuất phát triển là nguyên nhân sâu xa của cái trong
xã hội nhiều ra cần có sự điều tiết chung
yêu cầu có s.hữu công cộng >< s.hữu tư nhân (QHSX)
hậu quả :+ khủng hoảng kinh tế
+ mâu thuẫn giai cấp
Để giải quyết cần có sự can thiệp của nhà nước
Phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc làm xuất hiện một số
lĩnh vực kinh tế, thu hồi vốn chậm , ít lợi nhuận . một số
lĩnh vực cần phải có sự can thiệp của nhà nước và sự hợp
` tác giữa các quốc gia chính phủ và nhà nước phải can
thiệp
quy luật kinh tế phát triển làm hình thành các khuyết tật thị trường
+ độc quyền
+ ngoại ứng tiêu cực
tích cực
+ khủng hoảng kinh tế
+ thong tin không hoàn hảo
Bản thân thị trường không can thiệp được nhà nước
phải can thiệp
xu hướng toàn cầu háo làm xuất hiện mà mỗi vấn đề mà mỗi quốc
gia không tự giải quyết được như bệnh tật , môi trường,
khủng hoảng kinh tế buộc các chính phủ phải bắt
tay vào và liên kết với nhau .
vậy ,
• bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước :
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản
+ trong cntbđq nhà nước can thiệp sâu sắc vào nền kinh tế
+ tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền
+ sự kết hợp giữa tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản trong cơ chế thống nhất
+ cntbđq nhà nước là một nấc thang phát triển tiếp theo của cntb
• biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước :
- Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và Nhà nước tư sản.
+ Về kinh tế: thường xuất hiện dưới hình thức "liên minh giới chủ".
+ Về chính trị: thường xuất hiện dưới hình thức các đảng phái chính trị như đảng dân chủ, đảng cộng hòa.
- Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước.
+ Nó biểu hiện ở chỗ sở hữu nhà nước tăng mà cả ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân.
+ Sở hữu nhà nước hình thành dưới những hình thức sau đây:
* Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách
* Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại
* Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân
+ Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các chức năng rất quan trọng:
* Mở rộng sản xuất TBCN bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của tư bản tư nhân.
* Giải phóng tư bản của các tư bản độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
* Là chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế TBCN theo những chương trình nhất định.
- sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản
Nhà nước tư sản sử dụng rất nhiều công cụ để điều tiết kinh tế như hướng dẫn kiểm soát bằng những chính sách tài khóa , tiền tệ những công cụ tài chính , các chiến lược dài hạn , ngắn hạn

Câu 21: Phân tích vai trò và hạn chế của CNTB? Xu hướng vận động của CNTB? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu?
Trả lời:
Vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sản xuất XH:
+ Chuyển nền sx nhỏ thành nền sx lớn, hiện đại;
+Phát triển lực lượng sản xuất,, tăng năng suất lao động xã hội;
+ Thực hiện xã hội hóa sản xuất
-Những thành tựu trên nằm trong sự vận động đầy mâu thuẫn: Sự phát triển nhanh chóng( dưới tác động của KHKT-công nghệ, chính sách, thị trường, thời đại) và sự trì trệ (do sự thống trị của độc quyền tạo ra các rào cản về sản xuất như: giá độc quyền, sáng chế độc quyền,, hạn chế sản lượng).
Hạn chế của CNTB: CNTB là thủ phạm đã gây ra;
+ chiến tranh thế giới, chiến tranh cục bộ, chạy đua vũ trang...
+ Ô nhiễm môi trường;
+ Nạn nghèo đói và bệnh tật.....
- Hạn chế trên bắt nguồn từ những mâu thuẫn cơ bản sau: trình độ, t/chất xã hội hóa ngày càng cao của LLSX >< chế độ sở hữu tư nhân của CNTB về tư liệu sx;
Mâu thuẫn trên biểu hiện thành:
+Tư bản >< lao động  phân hóa giàu nghèo, bất cônng xã hội ngày càng sâu sắc;
+ dân tộc thuộc địa >< chủ nghĩa đế quốc
+ mâu thuẫn giữa các nước TB với nhau, giữa các tập đoàn TB xuyên quốc gia;
+ CNTB >< CNXH;
Xu hướng vận động của CNTB:
- Xu thế phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ( do sự phát triển của LLSX gắn với cuộc CM KHKT, do chính sách của nhà nước, thị trường, thời đại)
- Xu thế trì trệ của nền kinh tế ( nguyên nhân do sự thống trị của độc quyền)



Câu 22: Toàn cầu hóa là gì? Nêu các dặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa? Hãy đề xuất các giải pháp để phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt trái của toàn cầu hóa?
Trả lời:
Toàn cầu hóa là một quá trình phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, kéo theo đó là sự gia tăng các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ở cấp độ toàn cầu. Nó là một xu hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Trong các mặt đó thì toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hóa nói chung.

Các đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa:
- Toàn cầu hóa là giai đoạn phát triển cao của quốc tế hóa kinh tế.
- Quá trình mở rộng hợp tác kinh tế đồng thời với sự gia tăng ngày càng quyết liệt. Gắn liền với mở rộng quan hệ trong bối cảnh toàn cầu hóa thì sự cạnh tranh cũng trở lên quyết liệt hơn, cạnh tranh cả về bề rộng và chiều sâu, nó trở thành động lực thúc đẩy đổi mới phát triển, đồng thời nó cũng chính là nguyên nhân của đổ vỡ, của thua thiệt và tụt hậu.
- Toàn cầu hóa gắn liền với khu vực hóa. Trong quan

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 phamthanhnga 

Thành viên Cấp cao

phamthanhnga

Họ và tên Họ và tên : phamthanhnga

Quê quán Quê quán : thai binh


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 431

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 455

Được yêu thích Được yêu thích : 7


Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu ôn tập kinh tế chính tri tài liệu ôn tập kinh tế chính tri Icon_minitime17/8/2011, 12:53 pm

Bh mới gửi lên làm cai quái j?
người ta thi xong rui, hic
được điểm B mới oai nha. hi'hi'. tu hao qua di, chua phai thi lai mon nao ca, hoho

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 nhockhovltb 

Administrator

nhockhovltb

Họ và tên Họ và tên : Phạm Thanh Tùng

Quê quán Quê quán : Vũ Lạc - Thái Bình


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 485

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 603

Được yêu thích Được yêu thích : 12


Status : Buồn... Hihi...

Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu ôn tập kinh tế chính tri tài liệu ôn tập kinh tế chính tri Icon_minitime21/8/2011, 2:54 pm

Gớm nhỉ? Tinh vi! hic

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

http://www.a2cva-tb.tk

 bigdumpling 

Thành viên Cấp cao

avatar

Họ và tên Họ và tên : Trần Thị Hường

Quê quán Quê quán : KX-TB


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 387

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 488

Được yêu thích Được yêu thích : 2


Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu ôn tập kinh tế chính tri tài liệu ôn tập kinh tế chính tri Icon_minitime21/8/2011, 11:55 pm

với mấy môn Triết thì nên gửi đề tiểu luận (đính kèm đáp án) Huế ak! haha

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 echkonbaby 

Thành viên Cấp cao

echkonbaby

Họ và tên Họ và tên : Nguyễn Thị Huế

Quê quán Quê quán : Vũ Thắng, Kiến Xương, Thái Bình


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 434

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 532

Được yêu thích Được yêu thích : 6


Status : ah ha..idol

Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu ôn tập kinh tế chính tri tài liệu ôn tập kinh tế chính tri Icon_minitime22/8/2011, 10:51 pm

trường tứ ko thi tiểu luận. nên ko có,... bạn thông cảm vậy

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 bigdumpling 

Thành viên Cấp cao

avatar

Họ và tên Họ và tên : Trần Thị Hường

Quê quán Quê quán : KX-TB


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 387

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 488

Được yêu thích Được yêu thích : 2


Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu ôn tập kinh tế chính tri tài liệu ôn tập kinh tế chính tri Icon_minitime23/8/2011, 1:47 pm

Đùa thui! Chứ t biết môn này chỉ thi kiểu này thui mà! Hi. Đa số mng cũng học xog môn này r nhỉ??

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 Strawberry 

Thành viên Ưu tú

Strawberry

Họ và tên Họ và tên : Tran Nga

Quê quán Quê quán : Thai Binh pro


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 149

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 167

Được yêu thích Được yêu thích : 8


Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu ôn tập kinh tế chính tri tài liệu ôn tập kinh tế chính tri Icon_minitime23/8/2011, 6:50 pm

Bọn tớ thì không tách riêng thế này, lại còn học gộp luôn 3 môn nữa chứ, sợ!

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 nhockhovltb 

Administrator

nhockhovltb

Họ và tên Họ và tên : Phạm Thanh Tùng

Quê quán Quê quán : Vũ Lạc - Thái Bình


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 485

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 603

Được yêu thích Được yêu thích : 12


Status : Buồn... Hihi...

Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu ôn tập kinh tế chính tri tài liệu ôn tập kinh tế chính tri Icon_minitime24/8/2011, 10:41 pm

uh. giống mình. mình 1fat qua luôn 3cái. hihi

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

http://www.a2cva-tb.tk

 phamthanhnga 

Thành viên Cấp cao

phamthanhnga

Họ và tên Họ và tên : phamthanhnga

Quê quán Quê quán : thai binh


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 431

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 455

Được yêu thích Được yêu thích : 7


Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu ôn tập kinh tế chính tri tài liệu ôn tập kinh tế chính tri Icon_minitime26/8/2011, 10:01 pm

tung mi thich khieu chien phai khong?
mon dai cuong thi cha hoc luon tu ki 1 ah?
bh da la ki 3 juj day nha...
bao ai tinh vi?thich chet khong?
hix

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 Sponsored content 


Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu ôn tập kinh tế chính tri tài liệu ôn tập kinh tế chính tri Icon_minitime


 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

Tiêuđề

tài liệu ôn tập kinh tế chính tri

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Bạn đang ở: Trang 1 trong tổng số 1 trang

Gửi Trả lời, Bình luận, Comment cho Bài viết ở khung phía dưới!
(Nếu không nhìn thấy khung trả lời bài viết hãy Đăng nhập)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: ๑۩۞۩๑ Trao đổi học tập ๑۩۞۩๑ :: -‘๑’- Môn cơ sở -‘๑’- :: Kinh tế chính trị-
  • Lịch Âm dương
  • Top posters
 camlinh (619)
 nhockhovltb (485)
 echkonbaby (434)
 phamthanhnga (431)
 bigdumpling (387)
 poohlulu02 (306)
 hoài (182)
 lilkenson (177)
 Strawberry (149)
 Myvampire (132)
619 Số bài - 19%
485 Số bài - 15%
434 Số bài - 13%
431 Số bài - 13%
387 Số bài - 12%
306 Số bài - 9%
182 Số bài - 6%
177 Số bài - 5%
149 Số bài - 5%
132 Số bài - 4%
Create a forum on Forumotion | Kinh tế, Luật, Tài chính | Company | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất