Chào mừng đến với Forum Cựu Học sinh lớp A2 trường THPT Chu Văn An - TB!

Chúc bạn có những giây phút vui vẻ tại Forum!

Nếu bạn đã là Thành Viên của Forum xin mời bạn chọn "Đăng nhập" để tham gia gửi bài chia sẻ tại Forum A2cva
Nếu chưa đăng ký làm Thành Viên thì bạn có thể chọn "Đăng ký" để gia nhập vào cộng đồng chia sẻ A2cva.

Thanks!
Admin
Chào mừng đến với Forum Cựu Học sinh lớp A2 trường THPT Chu Văn An - TB!

Chúc bạn có những giây phút vui vẻ tại Forum!

Nếu bạn đã là Thành Viên của Forum xin mời bạn chọn "Đăng nhập" để tham gia gửi bài chia sẻ tại Forum A2cva
Nếu chưa đăng ký làm Thành Viên thì bạn có thể chọn "Đăng ký" để gia nhập vào cộng đồng chia sẻ A2cva.

Thanks!
Admin
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
  • Top posters
 camlinh (619)
 nhockhovltb (485)
 echkonbaby (434)
 phamthanhnga (431)
 bigdumpling (387)
 poohlulu02 (306)
 hoài (182)
 lilkenson (177)
 Strawberry (149)
 Myvampire (132)
619 Số bài - 19%
485 Số bài - 15%
434 Số bài - 13%
431 Số bài - 13%
387 Số bài - 12%
306 Số bài - 9%
182 Số bài - 6%
177 Số bài - 5%
149 Số bài - 5%
132 Số bài - 4%

Share|
Tiêuđề

đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

 echkonbaby 

Thành viên Cấp cao

echkonbaby

Họ và tên Họ và tên : Nguyễn Thị Huế

Quê quán Quê quán : Vũ Thắng, Kiến Xương, Thái Bình


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 434

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 532

Được yêu thích Được yêu thích : 6


Status : ah ha..idol

Bài gửiTiêu đề: đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương Icon_minitime10/8/2011, 5:15 pm

ĐỀ SÔ 04.
Câu 1. Anh/ chị hãy phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tiêu chí Tài sản chung của vợ chồng Tài sản riêng của vợ chồng
Các loại tài sản
0,5 đ - Gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. - Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định; đồ dùng, tư trang cá nhân.
- Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Giấy chứng nhận sở hữu tài sản
0,5 đ - Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
- Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. - Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải tên của vợ hoặc chồng.


Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
0,5 đ - Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
- Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định - Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.
- Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
- Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
- Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.

Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
0,5 đ - Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.
- Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản.
- Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản riêng của nhau theo quy định của pháp luật.

Câu 2 (3 điểm). Mỗi ý 0,5 điểm, kết luận 0,5 điểm.
Ông A chết để lại di sản thừa kế là 720.000.000 đồng. Di chúc của ông A để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà X là bạn thân của ông A. Ông A còn vợ là B và hai con nhỏ duới 18 tuổi là C và D. Ông Y là cha đẻ của ông A viết đơn yêu cầu tòa án chia cho mình 200.000.000 đồng.
Hãy chia di sản của ông A, biết rằng ông A không còn ai khác ở hàng thừa kế thứ nhất.
 Đáp án:
- Di sản ông A để lại: 720.000.000 đồng.
- Theo quy định của pháp luật: B, C, D, Y thuộc truờng hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vì B là vợ của A, C, D dưới 18 tuổi và Y tàn tật không có khả năng lao động. Mỗi người được hưởng bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật.
- Những người hưởng thừa kế theo pháp luật của ông A gồm: B, C, D, Y (hàng thừa kế thứ 1).
Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì mỗi người thừa kế được hưởng: 720.000.000 đồng : 4 = 180.000.000 đồng/người.
Kỷ phần mà B, C, D, Y được hưởng theo quy định: 180.000.000 đồng x 2/3 = 120.000.000 đồng/người.
- Theo di chúc của ông A thì ông để lại toàn bộ tài sản cho bà X  Một phần di chúc này không có hiệu lực bởi không đảm bảo quyền lợi của vợ, hai con chưa thành niên là C, D và quyền lợi của bố tàn tật không có khả năng lao động là Y.
- Phần di sản bà X được hưởng theo di chúc: 720.000.000 đồng – (120.000.0000 đồng x 4) = 240.000.000 đồng.
Kết luận: Di sản của ông A được chia như sau:
B = C = D = Y = 120.000.000 đồng/người
X = 240.000.000 đồng.
Câu 3. Trắc nghiệm Đ/ S - giải thích, lựa chọn đáp án đúng (1 điểm)
- “Vi phạm pháp luật nghĩa là chủ thể thực hiện hành động trái pháp luật.”
 Sai, vi phạm pháp luật có thể được biểu hiện dưới dạng không hành động, ví dụ không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
- Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật:
A. Quan hệ đăng ký kết hôn.
B. Quan hệ tình yêu giữa nam và nữ nhân ngày lễ tình yêu.
C. Quan hệ giữa bạn bè.
D. Quan hệ giữa hai gia đình thông gia.
Câu 4. Nêu một tình huống vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đó. (2 điểm)
- Nêu tình huống: 0,5 điểm
- Phân tích các yếu tố cấu thành VPPL 1,5 điểm
Gồm 4 yếu tố:
+ Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích (giải thích rõ từng yếu tố)
+ Mặt khách quan: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả và các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện VPPL
+ Chủ thể: tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý
+ Khách thể
(Thiếu một trong các chi tiết nhỏ trừ 0,25 điểm)
Câu 5. Soạn Biên bản cuộc họp bầu Ban cán sự lớp (2 điểm)
Mẫu 1.12 – Biên bản
TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
Số: /BB- … (3)…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

BIÊN BẢN
………… (4) …………..
--------------
Thời gian bắt đầu
Địa điểm
Thành phần tham dự


Chủ trì (chủ tọa):
Thư ký (người ghi biên bản):
Nội dung (theo diễn biến cuộc họp/hội nghị/hội thảo):


Cuộc họp (hội nghị, hội thảo) kết thúc vào ….. giờ ….., ngày …. tháng ….. năm …… ./.

THƯ KÝ
(Chữ ký)

Họ và tên CHỦ TỌA
(Chữ ký, dấu (nếu có))
(5)
Họ và tên

Nơi nhận:
- ……….;
- Lưu: VT, hồ sơ.

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
(4) Tên cuộc họp hoặc hội nghị, hội thảo.
(5) Ghi chức vụ chính quyền (nếu cần).



ĐỀ SÔ 05.
Câu 1. Anh/ chị hãy phân biệt cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật Việt Nam (2 điểm).
Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức
Quốc tịch 0,25 đ Là công dân Việt Nam Là công dân Việt Nam Là công dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý hoặc hình thức TD
0,25 đ Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
Biên chế/hợp đồng
0,25 đ Trong biên chế. Trong biên chế. Theo chế độ hợp đồng làm việc.
Nơi làm việc
0,5 đ. Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện; hệ thống Tòa án nhân dân; hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân; cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp công lập
Lương 0,25 đ Ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước trừ CC trong bộ máy lãnh đạo, quản lý ĐVSN hưởng lương từ quỹ lương của ĐNSN. Quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
0,5 đ. Được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Câu 2 (3 điểm) Ý 1, 2: 0,5 điểm/ý. Ý 3,4: 0,75 điểm/ý. Kết luận: 0,5 điểm.
A và B là vợ chồng, có tài sản chung là căn nhà trị giá 900.000.000 đồng và 80.000.000 đồng tiền mặt. Họ có 2 con chung là M và F. A có con riêng là N. Năm 2006, A chết, di chúc để lại cho N một phần hai tài sản của mình (khi đó, M và F đều chưa thành niên). B tranh chấp di sản thừa kế với N nên khởi kiện N ra tòa yêu cầu chia di sản thừa kế.
Hãy chia di sản thừa kế của A, biết khi A mất, N đã bỏ 10.000.000 đồng tiền riêng để mai táng cho A.
 Đáp án:
- Tài sản chung của A và B: 900.000.000 đồng + 80.000.000 = 980.000.000 đồng.
Sau khi trả cho N tiền lo ma chay, di sản của A còn lại là: (980.000.000 : 2) – 10.000.000 đồng = 480.000.000 đồng.
- Theo di chúc, N được hưởng một nửa di sản của A: 480.000.000 đồng : 2 = 240.000.000 đồng. Còn lại 240.000.000 đồng A không định đoạt cho ai nên được chia thừa kế theo pháp luật.
- Những người hưởng thừa kế theo pháp luật của A gồm: B, N, M, F (hàng thừa kế thứ 1).
Phần di sản còn lại nếu chia thừa kế theo pháp luật thì mỗi người được hưởng: 240.000.000 đồng : 4 = 60.000.000 đồng.
B, M, F mỗi người được chia 60.000.000 đồng.
N được chia 60.000.000 đồng + 240.000.000 đồng (theo di chúc) = 300.000.000 đồng.
- Tuy nhiên, B là vợ, M và F chưa thành niên nên cả ba người đều được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật. Do vậy, di sản thừa kế của A sẽ được chia như sau:
Chia thừa kế theo pháp luật: 480.000.000 đồng : 4 = 120.000.000 đồng.
B, M, F mỗi người được hưởng: 120.000.000 đồng x 2/3 = 80.000.000 đồng.
N được hưởng: 480.000.000 đồng – (80.000.000 đồng x 3) = 240.000.000 đồng.
Kết luận: Di sản của B được chia như sau:
B = M = F = 80.000.000 đồng
N = 240.000.000 đồng.
Câu 3. Trắc nghiệm Đ/ S - giải thích, lựa chọn đáp án đúng: (1 điểm)
- « Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình, tài sản chung của vợ chồng là mọi tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân. »
 sai vì - Tài sản chung của vợ chồng có thể được hình thành trong thời kỳ hôn nhân hoặc những tài sản riêng của vợ, chồng trước khi kết hôn nhưng được nhập vào tài sản chung.
Không phải mọi tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều xem là tài sản chung, nếu tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng thì đó là tài sản riêng.
- Hình phạt nào sau đây là hình phạt bổ sung:
A. Quản chế.
B. Cải tạo không giam giữ.
C. Cảnh cáo.
D. Tù có thời hạn.
Câu 4. Nêu một tình huống vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đó. (2 điểm)
- Nêu tình huống: 0,5 điểm
- Phân tích các yếu tố cấu thành VPPL 1,5 điểm
Gồm 4 yếu tố:
+ Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích (giải thích rõ từng yếu tố)
+ Mặt khách quan: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả và các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện VPPL
+ Chủ thể: tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý
+ Khách thể
(Thiếu một trong các chi tiết nhỏ trừ 0,25 điểm)
Câu 5. Soạn Giấy biên nhận Đơn khiếu nại của công dân (2 điểm)
Mẫu 1.13 – Giấy biên nhận
TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
Số: /GBN- …(3)…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…. (4)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

GIẤY BIÊN NHẬN
Hồ sơ….
--------------
Họ và tên: (5)
Chức vụ, đơn vị công tác:
Đã tiếp nhận hồ sơ của:
Ông (bà): (6)
bao gồm:
1.
2. (7)
3.


./.

Nơi nhận:
- …. (8)….;
- Lưu: Hồ sơ. NGƯỜI TIẾP NHẬN

(Ký tên, đóng dấu (nếu có))

Họ và tên

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy biên nhận hồ sơ.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức cấp giấy biên nhận hồ sơ.
(4) Địa danh
(5) Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người tiếp nhận hồ sơ.
(6) Họ và tên, nơi công tác hoặc giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ.
(7) Liệt kê đầy đủ, cụ thể các văn bản, giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ.
(8) Tên người hoặc cơ quan gửi hồ sơ.



ĐỀ SỐ 06.
Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Cho ví dụ minh họa. (2 điểm)
Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý gián tiếp Lỗi vô ý do quá tự tin Lỗi vô ý do cẩu thả
1. Lý trí NhËn thøc râ hµnh vi cña m×nh lµ nguy hiÓm cho x• héi vµ thÊy trưíc hËu qu¶ tÊt yÕu x¶y ra (kh¶ n¨ng x¶y ra rÊt lín) NhËn thøc râ hµnh vi cña m×nh lµ nguy hiÓm cho x• héi vµ thÊy trư¬íc hËu qu¶ cã thÓ xÈy ra (kh¶ n¨ng x¶y ra = kh«ng x¶y ra)
NhËn thøc hµnh vi cña m×nh nguy hiÓm như¬ng kh«ng râ rµng, thÊy trưíc hËu qu¶ cã thÓ x¶y ra như¬ng kh¶ n¨ng x¶y ra thÊp
Kh«ng biÕt tÝnh nguy hiÓm cña hµnh vi, kh«ng thÊy trư¬íc hËu qu¶ x¶y ra (dï cã thÓ hoÆc cÇn ph¶i thÊy trư¬íc)

2. Ý chí Mong muèn hËu qu¶ xÈy ra
Kh«ng mong, nhưng cã ý thøc bá mÆc cho hËu qu¶ xÈy ra
Kh«ng mong như¬ng cã ý thøc lo¹i trõ hËu qu¶, Cho r»ng hËu qu¶ kh«ng x¶y ra hoÆc nÕu cã th× sÏ kh¾c phôc ®ưîc (Kh«ng x¸c ®Þnh)

3. Ví dụ

Câu 2: Bài tập (3 điểm). Chia di sản của Quân: 0,75 điểm. Chia di sản của Thanh: 1,75 điểm. Kết luận: 0,5 điểm.
Minh và Thanh có 2 con là Hương và Quân. Quân lấy vợ là Hoa sinh được 2 con là Linh và Hùng. Năm 1998, Quân chết không để lại di chúc. Năm 2008, Thanh chết, để lại di chúc với nội dung cho Hùng toàn bộ tài sản của mình.
Năm 2009, Minh khởi kiện yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế.
Biết tài sản của Hoa và Quân là 600.000.000 đồng. Tài sản của Minh và Thanh là 420.000.000 đồng. Hương đã thành niên nhưng bị mất sức lao động.
Chia di sản thừa kế của Quân và Thanh trong tình huống trên.
 Đáp án:
a/ Chia di sản của Quân
- Di sản của Quân: 600.000.000 đồng : 2 = 300.000.000 đồng.
- Quân chết không để lại di chúc nên di sản của Quân được chia theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật của Quân gồm: Minh, Thanh, Hoa, Linh và Hùng
Minh = Thanh = Hoa = Linh = Hùng = 300.000.000 đồng : 5 = 60.000.000 đồng.
b/ Chia di sản thừa kế của Thanh
- Di sản của Thanh trong khối tài sản chung với Minh là: 420.000.000 đồng : 2 = 210.000.000 đồng.
Di sản của Thanh có được do nhận thừa kế từ Quân là 60.000.000 đồng.
Tổng di sản của Thanh để lại: 210.000.000 đồng + 60.000.000 đồng = 270.000.000 đồng.
- Theo di chúc, Hùng được hưởng toàn bộ di sản của Thanh là 270.000.000 đồng. Tuy nhiên, Minh là chồng và Hương là con đã thành niên nhưng bị mất sức lao động nên cả hai người đều được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật. Do vậy, di sản thừa kế của Thanh sẽ được chia như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất của Thanh gồm: Minh, Hương và Quân. Kỷ phần thừa kế của mỗi người: 270.000.000 đồng : 3 = 90.000.000 đồng.
Minh và Hương được hưởng: 90.000.000 đồng x 2/3 = 60.000.000 đồng/người.
Hùng được hưởng: 270.000.000 đồng – (60.000.000 đồng x 2) = 150.000.000 đồng.
 Kết luận:
Di sản của Quân được chia như sau:
Minh = Thanh = Hoa = Linh = Hùng = 60.000.000 đồng.
Di sản của Thanh được chia như sau:
Minh = Hương = 60 triệu
Hùng = 150 triệu
Câu 3. Trắc nghiệm Đ/ S - giải thích, lựa chọn đáp án đúng: (1 điểm)
- “Người vợ không được làm đơn yêu cầu tòa án cho ly hôn khi đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
 sai vì Luật hôn nhân gia đình chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi; không hạn chế đối với người vợ.
- Năng lực pháp luật của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Toàn Thắng bị chấm dứt khi:
A. Bị Tòa án tuyên bố phá sản.
B. Bị thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh.
C. Bị giải thể.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 4. Nêu một tình huống vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đó. (2 điểm)
- Nêu tình huống: 0,5 điểm
- Phân tích các yếu tố cấu thành VPPL 1,5 điểm
Gồm 4 yếu tố:
+ Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích (giải thích rõ từng yếu tố)
+ Mặt khách quan: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả và các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện VPPL
+ Chủ thể: tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý
+ Khách thể
(Thiếu một trong các chi tiết nhỏ trừ 0,25 điểm)
Câu 5. Soạn Giấy chứng nhận của UBND xã X về việc đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự của anh Nguyễn Thanh Tuấn (2 điểm)
Mẫu 1.14 – Giấy chứng nhận
TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
Số: /GCN- … (3)…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…. (4)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

GIẤY CHỨNG NHẬN
…………..………………
--------------
(2) chứng nhận:
(5)


./.
Nơi nhận:
- …………;
- ……………;
- Lưu: VT, …. (6) A.xx (7) QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận.
(4) Địa danh
(5) Nội dung chứng nhận: xác định cụ thể người, sự việc, vấn đề được chứng nhận.
(6) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).



ĐỀ SỐ 07.
Câu 1. So sánh quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán, tôn giáo. (2 điểm)
* Giống nhau: Cùng là các quy tắc xử sự chung. Là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội.
* Khác nhau:
QPPL QP đạo đức, PT – TQ
Nguồn gốc và trình tự hình thành Do nhà nước ban hành theo thủ tục luật định Tự phát trong dân gian
HT đảm bảo thực hiện Bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước -> thực hiện triệt để hơn Đảm bảo thực hiện tự giác theo lương tâm hoặc sự lên án của dư luận xã hội  không triệt để
Hình thức thể hiện và lưu giữ Văn bản Truyền miệng
Tính thống nhất Tạo thành hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, áp dụng chung cho toàn xã hội Không thống nhất vì có nhiều quan niệm đạo đức khác nhau, tùy thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể

Câu 2: Bài tập (3 điểm). Xác định di chúc có hiệu lực: 1 điểm. Chia thừa kế của ông A: 2 điểm (ý 1: 0,25 điểm. Ý 2: 0,5 điểm. Ý 3: 0,75 điểm. Kết luận: 0,5 điểm).
Ông A có vợ là B và hai con là C (20 tuổi) và D (25 tuổi). Ngày 20.1.2006, biết mình mắc bệnh khó chữa, ông lập sẵn di chúc để lại cho C 2/3 tổng số di sản của mình, số còn lại ông cho B và D.
Ngày 15/6/2007, trong lúc hấp hối, ông A di chúc miệng trước mặt vợ và hai con về việc phân chia lại di sản thừa kế. Theo đó, ông chia cho vợ 1/2 tổng số di sản của mình, phần còn lại ông cho C và D.
Hỏi:
a/ Bản di chúc nào sẽ có hiệu lực pháp luật để chia di sản thừa kế của ông A?
b/ Anh/chị hãy chia thừa kế của ông A trong tình huống trên, biết tổng di sản ông A để lại là 630.000.000 đồng.
 Đáp án:
a/ Xác định di chúc có hiệu lực pháp luật:
- Bản di chúc 1 là di chúc bằng văn bản do ông lập trong lúc còn minh mẫn, sáng suốt và ký tên đầy đủ.
- Bản di chúc 2 là di chúc bằng miệng, nói trước mặt vợ và hai con.
Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, di chúc miệng phải có ít nhất hai người làm chứng, đồng thời, hai người này không phải là những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản (Đ651 và Đ654 BLDS).
Như vậy, theo các quy định trên thì bản di chúc miệng là không hợp pháp. Do đó, Bản di chúc lập ngày 20.1.2006 có hiệu lực để chia di sản thừa kế của ông A.
b/ Chia di sản thừa kế của ông A:
- Di sản ông A để lại: 630.000.000 đồng.
- Di chúc của ông A:
Định đoạt cho C: 630.000.000 đồng x 2/3 = 420.000.000 đồng.
Định đoạt cho B và D: 630.000.000 đồng – 420.000.000 đồng = 210.000.000 đồng. Mỗi người được hưởng 105.000.000 đồng.
- Tuy nhiên, B là vợ A nên được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật. Do vậy, một phần di chúc không có hiệu lực pháp luật và di sản thừa kế của A sẽ được chia như sau:
Những người thừa kế theo pháp luật của ông A gồm: B, C và D
Chia thừa kế theo pháp luật: 630.000.000 đồng : 3 = 210.000.000 đồng.
B được hưởng: 210.000.000 đồng x 2/3 = 140.000.000 đồng.
C được hưởng: 420.000.000 đồng (theo di chúc).
D được hưởng: 630.000.000 đồng – (420.000.000 đồng + 140.000.000 đồng) = 70.000.000 đồng
 Kết luận: Di sản của A được chia như sau:
B 140.000.000 đồng.
C 420.000.000 đồng.
D 70.000.000 đồng.
Câu 3. Trắc nghiệm Đ/ S - giải thích, lựa chọn đáp án đúng: (1 điểm)
- “Nếu là con đẻ thì luôn được hưởng thừa kế của cha mẹ khi cha mẹ đã mất”.
 Sai, vì: cha mẹ khi lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản của mình, có quyền truất quyền hưởng di sản của con (trừ trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc) hoặc những người con sau đây không được quyền hưởng di sản của cha mẹ:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Những người quy định tại điểm a,b,c,d vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc .
- Thời điểm mở thừa kế là:
A. Thời điểm người để lại di sản chết.
B. Thời điểm người thừa kế yêu cầu phân chia sản.
C. Thời điểm lập di chúc.
D. Thời điểm phân chia di sản.
Câu 4. Nêu một tình huống vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đó. (2 điểm)
- Nêu tình huống: 0,5 điểm
- Phân tích các yếu tố cấu thành VPPL 1,5 điểm
Gồm 4 yếu tố:
+ Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích (giải thích rõ từng yếu tố)
+ Mặt khách quan: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả và các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện VPPL
+ Chủ thể: tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý
+ Khách thể
(Thiếu một trong các chi tiết nhỏ trừ 0,25 điểm)
Câu 5. Soạn Biên bản họp lớp bình xét thi đua (2 điểm)
Mẫu 1.12 – Biên bản
TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
Số: /BB- … (3)…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

BIÊN BẢN
………… (4) …………..
--------------
Thời gian bắt đầu
Địa điểm
Thành phần tham dự


Chủ trì (chủ tọa):
Thư ký (người ghi biên bản):
Nội dung (theo diễn biến cuộc họp/hội nghị/hội thảo):


Cuộc họp (hội nghị, hội thảo) kết thúc vào ….. giờ ….., ngày …. tháng ….. năm …… ./.

THƯ KÝ
(Chữ ký)

Họ và tên CHỦ TỌA
(Chữ ký, dấu (nếu có))
(5)
Họ và tên

Nơi nhận:
- ……….;
- Lưu: VT, hồ sơ.

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
(4) Tên cuộc họp hoặc hội nghị, hội thảo.
(5) Ghi chức vụ chính quyền (nếu cần).



ĐỀ SỐ 08.
Câu 1: Tóm tắt các giai đoạn tố tụng của một vụ án hình sự (2 điểm).
- Cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án.
- Người tiến hành tố tụng: Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân; thư ký phiên tòa.
- Người tham gia tố tụng: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định.
* Giai đoạn 1. Khởi tố vụ án hình sự: Là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, là việc các cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản xác định có dấu hiệu tội phạm để mở cuộc điều tra hình sự.
* Giai đoạn 2. Điều tra: Cơ quan công an tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, phát hiện, truy tìm kẻ tội phạm; khởi tố bị can, có thể bắt người.
Hoạt động điều tra được coi là kết thúc khi có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm hay không có tội phạm, xác định bị can, làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố.
* Giai đoạn 3. Truy tố: Khi nhận được hồ sơ vụ án và kết luận điều tra, Viện Kiểm sát phải đưa ra một trong 3 quyết định sau: truy tố bị can trước tòa án bằng cáo trạng; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng phải ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
* Giai đoạn 4. Xét xử sơ thẩm:
- Giai đoạn xét xử sơ thẩm bắt đầu từ ngày tòa án nhận được hồ sơ do Viện Kiểm sát chuyển sang. Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và đưa ra một trong các quyết định sau: Đưa vụ án ra xét xử; Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.
Giai đoạn 5. Xét xử phúc thẩm:
- Phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Giai đoạn này có nhiệm vụ kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thẩm, sửa những sai lầm và vi phạm của tòa án xét xử sơ thẩm.
- Tòa cấp phúc thẩm có quyền quyết định: Giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Giai đoạn 6. Thi hành bản án hoặc quyết định của toà án
- Là giai đoạn cuối cùng của tố tụng hình sự nhằm bảo đảm cho các biện pháp hình phạt được tòa án tuyên trong bản án được thực hiện kịp thời và triệt để.
- Những cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của tòa án là công an, chính quyền xã, phường, thị trấn, hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
Giai đoạn 7. Thủ tục Giám đốc thẩm: Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án.
Giai đoạn 8. Thủ tục Tái thẩm: Được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Kết luận: Không phải tất cả các vụ án hình sự đều trải qua đầy đủ các giai đoạn trên.
Câu 2: Bài tập (3 điểm)
Ông A và bà B là vợ chồng, có tài sản chung trị giá 720.000.000 đồng. Hai ông bà có C là con ruột đã có vợ và con là D. Bố mẹ ông A là ông X và bà Y còn sống nhưng không có khả năng lao động nên ông A là người trực tiếp nuôi dưỡng. Ngày 29/12/2005, ông A qua đời cùng với anh C trong một tai nạn giao thông. Được biết, trước khi chết, ông A có nợ một người hàng xóm 100.000.000 đồng và di chúc lại cho D toàn bộ tài sản với điều kiện D phải thanh toán nợ thay ông.
Anh (chị) hãy phân chia di sản thừa kế của ông A trong tình huống trên.
 Đáp án:
- Di sản ông A để lại: 720.000.000 đồng : 2 = 360.000.000 đồng
- Theo di chúc, D được hưởng toàn bộ di sản của ông A sau khi trừ 100.000.000 đồng trả nợ: 360.000.000 đồng - 100.000.000 đồng = 260.000.000 đồng.
- Tuy nhiên, bà B là vợ, ông X và bà Y là bố mẹ đẻ của ông A không có khả năng lao động nên cả ba người đều được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật. Do vậy, di sản thừa kế của bà Bính sẽ được chia như sau:
Hàng thừa kế thứ 1 của ông A gồm: bà B, X, Y, C (C chết cùng thời điểm với ông A nên D – là con của C được hưởng thừa kế thế vị),
Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì kỷ phần của mỗi người như sau: 360.000.000 đồng : 4 = 90.000.000 đồng.
Bà B, X, Y mỗi người được hưởng: 90.000.000 đồng x 2/3 = 60.000.000 đồng/người
D được hưởng: 360.000.000 đồng – (60.000.000 đồng x 3) – 100.000.000 đồng = 80.000.000 đồng.
 Kết luận: Di sản của bà Bính được chia như sau:
Mùi 200.000.000 đồng.
Giáp = Tý = 100.000.000 đồng.
Ngọ = 50.000.000 đồng.
 Kết luận: Di sản của ông A được chia:
D 80.000.000 đồng
B = X = Y = 60.000.000 đồng
100.000.000 đồng trả nợ (do D đại diện trả).
Câu 3. Trắc nghiệm Đ/ S - giải thích, đáp án đúng: (1 điểm)
- Người không tố giác tội phạm do anh chị em ruột thực hiện thì không bị truy cứu TNHS.
Sai. Theo khoản 2 điều 314 người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Theo pháp luật lao động Việt Nam, quy định chung về độ tuổi lao động là:
a. Từ đủ 9 tuổi
b. Từ đủ 15 tuổi
c. Từ đủ 18 tuổi
d. Từ đủ 21 tuổi
Câu 4. Nêu một tình huống vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đó. (2 điểm)
- Nêu tình huống: 0,5 điểm
- Phân tích các yếu tố cấu thành VPPL 1,5 điểm
Gồm 4 yếu tố:
+ Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích (giải thích rõ từng yếu tố)
+ Mặt khách quan: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả và các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện VPPL
+ Chủ thể: tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý
+ Khách thể
(Thiếu một trong các chi tiết nhỏ trừ 0,25 điểm)
Câu 5. Soạn Giấy nghỉ phép của giảng viên Nguyễn Văn Linh (2 điểm)
Mẫu 1.16 – Giấy nghỉ phép
TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
Số: /GNP- … (3)…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…. (4)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

GIẤY NGHỈ PHÉP
--------------
Xét Đơn xin nghỉ phép ngày của ông (bà)
(2) …………………… cấp cho:
Ông (bà): (5)
Chức vụ:
Nghỉ phép năm ………. trong thời gian: …………., kể từ ngày ………. đến hết ngày
tại (6)

Nơi nhận:
- …. (7)….;
- Lưu: VT, …. (8)…. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên
Xác nhận của cơ quan (tổ chức) hoặc chính quyền địa phương nơi nghỉ phép
(Chữ ký, dấu)

Họ và tên
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy nghỉ phép.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức cấp giấy nghỉ phép.
(4) Địa danh
(5) Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được cấp giấy phép.
(6) Nơi nghỉ phép.
(7) Người được cấp giấy nghỉ phép.
(8) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).



ĐỀ SỐ 09.
Câu 1: Tóm tắt các giai đoạn tố tụng của một vụ án dân sự (2 điểm)
- Cơ quan tiến hành tố tụng: Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân.
- Người tiến hành tố tụng: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên.
- Người tham gia tố tụng:
Đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người tham gia tố tụng khác gồm Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người đại diện
1. Khởi kiện và thụ lý vụ án
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Hòa giải và chuẩn bị xét xử
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được.
Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
Trường hợp các bên hòa giải không thành thì tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
3. Phiên tòa sơ thẩm
- Khai mạc phiên tòa:
- Công nhận sự thỏa thuận của đương sự
- Nghe lời trình bày của đương sự
- Thứ tự hỏi tại phiên tòa: Hỏi nguyên đơn, hỏi bị đơn, hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hỏi người làm chứng.
- Kết thúc việc hỏi tại phiên tòa
- Tranh luận tại phiên tòa: Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên tòa.
- Phát biểu của Kiểm sát viên: Trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
- Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi; sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.
- Nghị án: Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. Chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án.
- Tuyên án: Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuyên án.
4. Phiên tòa phúc thẩm: Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
- Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm: Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
+ Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
+ Ðình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
+ Ðưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
- Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát nghiên cứu: Sau khi thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát cùng cấp nghiên cứu.
- Thủ tục tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra theo trình tự như thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm.
5. Thi hành án:
- Thoả thuận thi hành án: Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án.
- Quyền yêu cầu: Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
- Tự nguyện và cưỡng chế thi hành án: Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định
6. Thủ tục giám đốc thẩm: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
7. Thủ tục tái thẩm: Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó
Kết luận: Không phải tất cả các vụ án dân sự đều trải qua đầy đủ các giai đoạn trên.
Câu 2: Bài tập (3 điểm)
a/ Trung là SV năm 3. Do nhu cầu của việc học tập Trung đã mua máy tính của Lâm - 1 thanh niên ở gần xóm trọ với giá 2 triệu đồng. Sau đó Trung đi sửa chữa hết 1,5 triệu đồng. Một tháng sau, công an đã yêu cầu Trung giải trình về bộ máy vi tính đã mua của Lâm vì đây là tang vật của 1 vụ trộm cắp tài sản của Nhà nước.
Theo bạn, sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? (1.5 điểm)
Đáp án:
- Theo quy định tại Đ257 BLDS về Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, do Hợp đồng giữa Trung và Lâm là Hợp đồng mua bán (có đền bù) và tài sản mua bán là động sản do bị trộm cắp. Do vậy, Hợp đồng giữa Trung và Lâm là hợp đồng vô hiệu.
- Trung phải trả lại máy tính cho chủ sở hữu. Đồng thời, theo quy định tại K2 Đ137 BLDS về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì Trung có quyền đòi Lâm thanh toán trả mình 2 triệu tiền mua máy và 1,5 triệu tiền sửa chữa máy
(không bắt buộc phải nêu số của điều luật).
b/ Ông A là giám đốc của công ty X (là doanh nghiệp nhà nước), đã chỉ đạo cho nhân viên lập 02 hệ thống sổ sách kế toán nhằm mục đích trốn thuế. Trong thời gian một năm, công ty X đã trốn thuế với tổng số tiền là 1,5 tỷ đồng, số tiền trên được dùng để mở rộng quy mô sản xuất. Hãy xác định:
Công ty X có phải chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam hay không? Tại sao? (1.5 điểm)
Đáp án:
- Công ty X không phải chịu trách nhiệm hình sự do trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam là trách nhiệm hình sự cá nhân.
- Do ông A là người đại diện theo pháp luật của công ty nên ông A phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chỉ đạo nhân viên lập 02 hệ thống sổ sách kế toán nhằm mục đích trốn thuế .
Câu 3. Trắc nghiệm Đ/ S - giải thích, lựa chọn đáp án đúng: (1 điểm)
- “Người chưa đủ 18 tuổi không được ký hợp đồng lao động.”
 Sai, điều 6 Bộ luật Lao động quy định “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”. Do vậy, người từ đủ 15 tuổi trở lên đã được quyền ký hợp đồng lao động.
(không bắt buộc phải nêu số của điều luật).
- Bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật được Viện Kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi:
A. Người bị kết án, người bị hại, các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với phán quyết của tòa án.
B. Có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
C. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 4. Nêu một tình huống vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đó. (2 điểm)
- Nêu tình huống: 0,5 điểm
- Phân tích các yếu tố cấu thành VPPL 1,5 điểm
Gồm 4 yếu tố:
+ Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích (giải thích rõ từng yếu tố)
+ Mặt khách quan: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả và các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện VPPL
+ Chủ thể: tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý
+ Khách thể
(Thiếu một trong các chi tiết nhỏ trừ 0,25 điểm)
Câu 5. Ủy ban nhân dân xã Đông Ngạc nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Xinh hỏi về chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc mầu da cam. Việc trả lời đơn thuộc thẩm quyền của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Từ Liêm. Hãy soạn Phiếu chuyển đơn của bà Soan đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm (2 điểm)
Mẫu 1.17 – Phiếu chuyển
TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
Số: /PC- … (3)…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…. (4)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

PHIẾU CHUYỂN
…………..………………
--------------
(2) ………..có nhận được ……… (5)


(6)

Kính chuyển (7) …………. xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- …….. (8) …..; QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên



ĐỀ SỐ 10.
Câu 1: So sánh tội phạm và các vi phạm pháp luật khác? (2 điểm)
* Giống nhau:
- Đều là hành vi vi phạm pháp luật;
- Những hành vi này đều gây ra nguy hiểm cho xã hội (gây ra thiệt hại nhất định hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nhất định);
- Đều bị áp dụng những biện pháp chế tài nhất định.
* Khác nhau:
Tội phạm Vi phạm pháp luật khác
1. Mức độ nguy hiểm Mức độ nguy hiểm đáng kể cho XH - Mức độ nguy hiểm ít hơn tội phạm
2. Căn cứ pháp lý Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự Vi phạm pháp luật khác được quy định trong các văn bản pháp luật (không bao gồm BLHS)
3. Hậu quả pháp lý Tội phạm bị áp dụng hình phạt Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác

Câu 2: Bài tập (3 điểm). Chia di sản thừa kế của Sửu: 0,5 điểm. Chia di sản thừa kế của bà Bính: 2,5 điểm (ý 1 = ý 2 = 0,25 điểm. Ý 3 – ý 4 = 0,75 điểm. kết luận 0,5 điểm).
Ông Giáp kết hôn với bà Bính và có 2 con chung là Tý, Sửu. Tý bị bại liệt từ nhỏ. Sửu có vợ là Dần và có 2 con là Ngọ và Mùi. Vợ chồng Sửu sống nhờ nhà của bố mẹ Sửu và hai vợ chồng không có tài sản chung. Tài sản riêng của Sửu là 100.000.000 đồng. Năm 2004 Sửu bệnh chết. Tháng 02/2006 bà Bính lập di chúc để lại cho Mùi 1/3 tài sản của bà. Tháng 10/2006, bà Bính chết. Sau khi bà Bính chết, các bên liên quan đã phát sinh tranh chấp.
Anh chị hãy áp dụng BLDS 2005 để giải quyết tranh chấp thừa kế nói trên. Biết rằng: Căn nhà là tài sản chung của ông Giáp bà Bính trị giá 860 triệu. Cha, mẹ bà Bính đều đã chết.
 Đáp án:
a) Chia di sản thừa kế của Sửu:
- Di sản thừa kế của Sửu: 100 triệu
- Sửu mất không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật:
Người thừa kế theo pháp luật của Sửu gồm: Giáp, Bính, Dần, Ngọ và Mùi.
Kỷ phần mỗi người thừa kế được hưởng: 100.000.000 đồng : 5 = 20.000.000 đồng.
b) Chia di sản thừa kế của bà Bính
- Di sản của bà Bính gồm:
Di sản trong khối tài sản chung với ông Giáp là: 860.000.000 đồng : 2 = 430.000.000 đồng.
Di sản nhận thừa kế từ Sửu: 20.000.000 đồng
Tổng di sản bà để lại là: 430.000.000 đồng + 20.000.000 đồng = 450.000.000 đồng.
- Theo di chúc, Mùi được hưởng 1/3 di sản của bà Bính: 450.000.000 đồng : 3 = 150.000.000 đồng.
- Còn lại 300.000.000 đồng bà Bính không định đoạt cho ai nên được chia thừa kế theo pháp luật.
Hàng thừa kế thứ 1 của bà Bính gồm: ông Giáp, Tý và Sửu
Phần di sản còn lại nếu chia thừa kế theo pháp luật thì kỷ phần của mỗi người như sau: 300.000.000 đồng : 3 = 100.000.000 đồng.
Ông Giáp, Tý mỗi người được chia 100.000.000 đồng.
Ngọ và Mùi được thừa kế thế vị của Sửu: 100.000.000 đồng : 2 = 50.000.000 đồng/người.
- Tuy nhiên, ông Giáp là chồng, Tý bị bại liệt không có khả năng lao động nên cả hai người đều được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật. Do vậy, di sản thừa kế của bà Bính sẽ được chia như sau:
Chia thừa kế theo pháp luật: 450.000.000 đồng : 3 = 150.000.000 đồng.
Ông Giáp và Tý mỗi người được hưởng: 150.000.000 đồng x 2/3 = 100.000.000 đồng (quyền lợi của ông Giáp và Tý không thay đổi nên phần thừa kế theo di chúc của Mùi được giữ nguyên)
Mùi được hưởng:
Theo di chúc: 150.000.000 đồng.
Thừa kế thế vị: 100.000.000 đồng: 2 = 50.000.000 đồng.
Ngọ được hưởng: 50.000.000 đồng.
 Kết luận: Di sản của bà Bính được chia như sau:
Mùi 200.000.000 đồng.
Giáp = Tý = 100.000.000 đồng.
Ngọ = 50.000.000 đồng.
Câu 3. Trắc nghiệm Đ/ S - giải thích, lựa chọn đáp án đúng: (1 điểm)
“Tổ chức không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
 Đúng, trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam là trách nhiệm cá nhân.
- Hội đồng nhân dân các cấp có quyền ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào:
A. Nghị quyết
B. Nghị định
C. Nghị quyết, nghị định
D. Nghị quyết, nghị định, quyết định
Câu 4. Nêu một tình huống vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đó. (2 điểm)
- Nêu tình huống: 0,5 điểm
- Phân tích các yếu tố cấu thành VPPL 1,5 điểm
Gồm 4 yếu tố:
+ Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích (giải thích rõ từng yếu tố)
+ Mặt khách quan: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả và các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện VPPL
+ Chủ thể: tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý
+ Khách thể
(Thiếu một trong các chi tiết nhỏ trừ 0,25 điểm)
Câu 5. Soạn Phiếu gửi của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An gửi hồ sơ thí sinh đăng ký thi đại học năm 2011 cho Học viện Chính sách và Phát triển (2 điểm)
Mẫu 1.18 – Phiếu gửi
TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
Số: /PG- … (3)…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…. (4)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

PHIẾU GỬI
..................................
--------------
(2) …………………… gửi kèm theo phiếu này các văn bản, tài liệu sau:
1. (5)
2.

Sau khi nhận được, đề nghị (6)……….. gửi lại phiếu này cho
(2) ./.

Nơi nhận:
- …. (6)….;
- …. (7)….; QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên
…. (8)…, ngày ….. tháng ….. năm ……
Người nhận
(Chữ ký)
Họ và tên

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành phiếu gửi.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành phiếu gửi.
(4) Địa danh
(5) Liệt kê cụ thể các văn bản, tài liệu được gửi kèm theo phiếu gửi.
(6) Tên cơ quan tổ chức nhận phiếu gửi và văn bản, tài liệu.
(7) Phiếu gửi không cần lưu nhưng phải được gửi vào sổ đăng ký tại VT cơ quan, tổ chức để theo dõi.
(8) Địa danh nơi cơ quan, tổ chức nhận phiếu gửi và văn bản, tài liệu đóng trụ sở.


 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 nhockhovltb 

Administrator

nhockhovltb

Họ và tên Họ và tên : Phạm Thanh Tùng

Quê quán Quê quán : Vũ Lạc - Thái Bình


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 485

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 603

Được yêu thích Được yêu thích : 12


Status : Buồn... Hihi...

Bài gửiTiêu đề: Re: đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương Icon_minitime11/8/2011, 10:03 pm

Tốt. Có tinh thần phát huy. Come on! hihi

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

http://www.a2cva-tb.tk

 phamthanhnga 

Thành viên Cấp cao

phamthanhnga

Họ và tên Họ và tên : phamthanhnga

Quê quán Quê quán : thai binh


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 431

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 455

Được yêu thích Được yêu thích : 7


Bài gửiTiêu đề: Re: đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương Icon_minitime17/8/2011, 1:49 pm

thi xong hết juj, vẫn điểm B. hehe

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 nhockhovltb 

Administrator

nhockhovltb

Họ và tên Họ và tên : Phạm Thanh Tùng

Quê quán Quê quán : Vũ Lạc - Thái Bình


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 485

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 603

Được yêu thích Được yêu thích : 12


Status : Buồn... Hihi...

Bài gửiTiêu đề: Re: đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương Icon_minitime21/8/2011, 2:52 pm

Ngon!

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

http://www.a2cva-tb.tk

 bigdumpling 

Thành viên Cấp cao

avatar

Họ và tên Họ và tên : Trần Thị Hường

Quê quán Quê quán : KX-TB


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 387

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 488

Được yêu thích Được yêu thích : 2


Bài gửiTiêu đề: Re: đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương Icon_minitime21/8/2011, 11:49 pm

pháp luật đc ak! hình như kì sau t mới học! haizz

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 phamthanhnga 

Thành viên Cấp cao

phamthanhnga

Họ và tên Họ và tên : phamthanhnga

Quê quán Quê quán : thai binh


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 431

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 455

Được yêu thích Được yêu thích : 7


Bài gửiTiêu đề: Re: đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương Icon_minitime26/8/2011, 10:16 pm

thi đề mở thì lo j?
cứ thẳng thừng mà chép thui
chép hien ngang
haha
ki này minh học pháp luật kinh tế có chêt không cơ chứ
huhu
khổ thân tui..........

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 echkonbaby 

Thành viên Cấp cao

echkonbaby

Họ và tên Họ và tên : Nguyễn Thị Huế

Quê quán Quê quán : Vũ Thắng, Kiến Xương, Thái Bình


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 434

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 532

Được yêu thích Được yêu thích : 6


Status : ah ha..idol

Bài gửiTiêu đề: Re: đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương Icon_minitime1/9/2011, 11:09 pm

nga ơi, con ha milu nó cũng học luật kte đó. có gì thì hỏi nhau xem

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 phamthanhnga 

Thành viên Cấp cao

phamthanhnga

Họ và tên Họ và tên : phamthanhnga

Quê quán Quê quán : thai binh


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 431

Điểm gửi bài Điểm gửi bài : 455

Được yêu thích Được yêu thích : 7


Bài gửiTiêu đề: Re: đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương Icon_minitime5/9/2011, 6:58 pm

hic
thui, tu hoc la tren het, tu quay co khi diem cao ong ah
hêh

 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

 Sponsored content 


Bài gửiTiêu đề: Re: đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương Icon_minitime


 Chữ ký cá nhân: 

Về Đầu Trang Go down

Tiêuđề

đề thi và đáp án môn pháp luật đại cương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Bạn đang ở: Trang 1 trong tổng số 1 trang

Gửi Trả lời, Bình luận, Comment cho Bài viết ở khung phía dưới!
(Nếu không nhìn thấy khung trả lời bài viết hãy Đăng nhập)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: ๑۩۞۩๑ Trao đổi học tập ๑۩۞۩๑ :: -‘๑’- Thư viện đề thi -‘๑’--
  • Lịch Âm dương
  • Top posters
 camlinh (619)
 nhockhovltb (485)
 echkonbaby (434)
 phamthanhnga (431)
 bigdumpling (387)
 poohlulu02 (306)
 hoài (182)
 lilkenson (177)
 Strawberry (149)
 Myvampire (132)
619 Số bài - 19%
485 Số bài - 15%
434 Số bài - 13%
431 Số bài - 13%
387 Số bài - 12%
306 Số bài - 9%
182 Số bài - 6%
177 Số bài - 5%
149 Số bài - 5%
132 Số bài - 4%
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất